Codariocalyx motorius thuộc họ đậu Fabaceae và thường được gọi là thóc lép lá quay hoặc đậu lá quay. Mặc dù phổ biến ở nhiều nơi ở Việt Nam, nhiều người vẫn chưa từng gặp loài cây này.
Cây khiêu vũ là một loại cây bụi nhiệt đới có thể trồng ở nhiều nơi do dễ chăm sóc.
Loài này phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia trong khu vực châu Á và thường mọc hoang ở vùng đồi núi.
Ở Việt Nam, cây khiêu vũ có thể tìm thấy từ Bắc vào các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh ven biển như Bà Rịa – Vũng Tàu và An Giang.
Cây khiêu vũ có đặc điểm là lá của nó có khả năng chuyển động khi nghe nhạc hoặc nhiệt độ trên 20 độ C, ngay cả khi không có gió.
Cơ chế chuyển động của cây này có thể được giải thích qua hai giả thuyết. Thứ nhất, cây chuyển động để tối đa hóa lượng ánh sáng thu được từ Mặt Trời. Mỗi lá của cây có một khớp giúp di chuyển theo ánh sáng mặt trời, tối ưu hóa sự thu thập ánh sáng.
Thứ hai, việc chuyển động của cây cũng có thể là một chiến lược sinh tồn, bắt chước chuyển động của loài bướm để ngăn chúng đẻ trứng trên lá cây.
Ngoài tính năng độc đáo này, cây khiêu vũ còn được sử dụng trong y học cổ truyền và hiện đại.
Trong y học cổ truyền, nó được dùng để trị nhiều loại bệnh như phong thấp đau xương, đòn ngã, gãy xương và trong y học hiện đại, nó được sử dụng để giảm sốt, giảm đau và chữa các bệnh phụ khoa.
Mời quý độc giả xem thêm video: Ngắm những loài cây có hình thù kỳ quái đến khó tin.
Thiên Trang (TH)