Loài cây mọc hoang khắp Việt Nam nay được 'nâng tầm' thành thuốc quý chống trầm cảm
Vừa qua, nhóm nghiên cứu từ Đại học Johannes Gutenberg Mainz (JGU - Đức) xác định được 2 loài thực vật Ấn Độ có chứa chất giúp đẩy lùi căng thẳng, trầm cảm ngoạn mục. Một trong hai cây mọc hoang khắp Việt Nam.
Theo Medical Xpress, nhóm tác giả dẫn đầu bởi GS Roland Strausss đã sử dụng ruồi giấm, một sinh vật có những quá trình sinh học tương đồng với con người, để xem xét tác dụng của hai loại dược thảo cổ truyền của Ấn Độ.
Đó là hai loài cây có danh pháp khoa học Withania somnifera và Centella asiatica, được coi như vị thuốc ở một số nước châu Á.
Nước chiết xuất Withania somnifera cho thấy kết quả đáng ngạc nhiên trong việc đẩy lùi căng thẳng thần kinh, thậm chí là trong trường hợp bệnh nhân trầm cảm. Loài thảo dược này còn được gọi là "sâm Ấn Độ", được Đông y biết đến từ lâu.
Chiết xuất Centella asiatica thậm chí còn gây ngạc nhiên hơn, tác động mạnh mẽ hơn sâm Ấn Độ, theo bài công bố trên Nutrients.
Đây được xem là tin vui lớn bởi loại thảo dược mà nhóm nghiên cứu gọi là "cây đồng xu Ấn Độ" chính là cây rau má mọc đầy đồng ở Việt Nam chúng ta. Rau má ở Việt Nam vẫn thường được dùng để xay lấy nước uống giải nhiệt, thậm chí là ăn sống, nấu canh.
Theo các tác giả, tác dụng thần kỳ đến từ axit chlorogen có rất nhiều trong rau má. Nó cũng hiện diện trong cà phê và một số dược liệu có tình năng giảm căng thẳng khác.
Trong thử nghiệm động vật, các dược liệu trên thậm chí giúp phục hồi căng thẳng mạn tính và chấm dứt các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Phát hiện mới đem lại tin vui lớn bởi tận dụng một hợp chất sẵn có trong một loại thực vật phổ thông, dễ tìm, rẻ tiền sẽ hứa hẹn đưa ra những phương thuốc nhằm chống lại bệnh một cách hiệu quả và dễ tiếp cận.
Ngoài việc hỗ trợ chống trầm cảm, rau má còn có một số công dụng tuyệt vời sau đây:
Rau má giúp tăng cường chức năng nhận thức: Năm 2016, một nghiên cứu đã được thực hiện để so sánh tác dụng của rau má và axit folic trong việc tăng cường chức năng nhận thức ở những bệnh nhân đã hồi phục sau đột quỵ.
Nghiên cứu nhỏ này bao gồm ba nhóm người: Nhóm đầu tiên sử dụng 1000 mg rau má mỗi ngày, nhóm thứ hai uống 3 mg axit folic mỗi ngày và nhóm thứ ba lại sử dụng 750 mg rau má mỗi ngày.
Axit folic và rau má đều thực sự có tác dụng kỳ diệu trong việc điều trị các chức năng nhận thức. Thế nhưng, nghiên cứu cho thấy rau má hiệu quả hơn axit folic trong việc tăng cường trí nhớ.
Rau má giảm lo âu và căng thẳng: Rau má có chứa Triterpenoids giúp giảm lo lắng và cải thiện sức khỏe tâm thần. Loại thảo dược này mang lại sự bình tĩnh và tỉnh táo cho tâm trí và cơ thể của chúng ta tới 100%.
Rau má thường dùng để điều trị các triệu chứng lo âu vì nó có thể làm giảm phản ứng của phản xạ giật mình với âm thanh, được coi là dấu hiệu chính cho thấy một người đang bị căng thẳng tinh thần nặng nề.
Giảm dấu hiệu rạn da: Hợp chất hóa học có tên Terpenoids trong rau má làm tăng sản xuất collagen trong cơ thể. Nhờ đó nó có khả năng làm lành sẹo và vết rạn da, đồng thời ngăn ngừa da hình thành các vết rạn mới.
Chứa tác dụng hỗ trợ giải độc: Các nghiên cứu gần đây đang nghiên cứu tác dụng của rau má đối với độc tính ở thận và gan bởi nó có thể làm giảm tác dụng phụ của kháng sinh isoniazid.
Cải thiện hệ thần kinh trung ương: Rau má được khuyên dùng để giảm căng thẳng tinh thần, cải thiện trí nhớ ở người già và tăng cường sự tập trung.
Asiaticoside trong thảo dược này giúp bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi độc tính của beta-amyloid và cho thấy khả năng phục hồi hiệu quả ở bệnh nhân Alzheimer.
Loại thảo mộc này cũng giúp thư giãn tâm trí và hỗ trợ một số rối loạn thần kinh như đột quỵ, lão hóa và động kinh.
Quỳnh Chi (T/h theo VOV, Người Lao Động)