Loài cây mọng nước lớn nhất thế giới: Nhìn mà choáng ngợp

Ngoài kỷ lục về kích cỡ, Euphorbia ampliphylla cũng được biết đến như loài cây mọng nước duy nhất mọc trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.

Mọc trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở Đông Phi, Euphorbia ampliphylla là một loài thực vật được biết đến nhờ sở hữu nhiều kỷ lục trong thế giới thực vật. Ảnh: iNaturalist.

Mọc trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở Đông Phi, Euphorbia ampliphylla là một loài thực vật được biết đến nhờ sở hữu nhiều kỷ lục trong thế giới thực vật. Ảnh: iNaturalist.

Đây là loài cây lớn nhất trong số tất cả các loại cây mọng nước được biết đến, với chiều cao có thể lên tới 30 mét, tương đương tòa nhà 8-10 tầng. Ảnh: iNaturalist.

Đây là loài cây lớn nhất trong số tất cả các loại cây mọng nước được biết đến, với chiều cao có thể lên tới 30 mét, tương đương tòa nhà 8-10 tầng. Ảnh: iNaturalist.

Đường kính gốc cây có thể đạt tới 90 cm. Các nhánh cây có ba cạnh, đường kính lớn nhất 20 cm, dọc các cạnh có nhiều lá nhỏ và gai. Ảnh: iNaturalist.

Đường kính gốc cây có thể đạt tới 90 cm. Các nhánh cây có ba cạnh, đường kính lớn nhất 20 cm, dọc các cạnh có nhiều lá nhỏ và gai. Ảnh: iNaturalist.

Vẻ ngoài của cây Euphorbia ampliphylla khiến nhiều người lầm tưởng chúng là xương rồng. Ảnh: iNaturalist.

Vẻ ngoài của cây Euphorbia ampliphylla khiến nhiều người lầm tưởng chúng là xương rồng. Ảnh: iNaturalist.

Nhưng trong phân loại thực vật, chúng thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae), không có quan hệ họ hàng gần với các loài xương rồng đích thực (họ Cactaceae). Ảnh: iNaturalist.

Nhưng trong phân loại thực vật, chúng thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae), không có quan hệ họ hàng gần với các loài xương rồng đích thực (họ Cactaceae). Ảnh: iNaturalist.

Ngoài kỷ lục về kích cỡ, Euphorbia ampliphylla cũng được biết đến như loài cây mọng nước duy nhất mọc trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. Ảnh: iNaturalist.

Ngoài kỷ lục về kích cỡ, Euphorbia ampliphylla cũng được biết đến như loài cây mọng nước duy nhất mọc trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. Ảnh: iNaturalist.

Trong khu vực phân bố tự nhiên, loài cây mọng nước khổng lồ này mọc trên các sườn đá thoát nước tốt ở rừng thường xanh ẩm ướt quanh năm. Ảnh: iNaturalist.

Trong khu vực phân bố tự nhiên, loài cây mọng nước khổng lồ này mọc trên các sườn đá thoát nước tốt ở rừng thường xanh ẩm ướt quanh năm. Ảnh: iNaturalist.

Cũng như các loài khác trong chi Euphorbia, trong thân chúng chứa nhựa mủ trắng có độc tính mạnh. Ảnh: iNaturalist.

Cũng như các loài khác trong chi Euphorbia, trong thân chúng chứa nhựa mủ trắng có độc tính mạnh. Ảnh: iNaturalist.

Tiếp xúc trực tiếp với nhựa cây sẽ gây kích ứng và phồng rộp, trong khi tiếp xúc với mắt có thể gây mù tạm thời hoặc vĩnh viễn. Ảnh: iNaturalist.

Tiếp xúc trực tiếp với nhựa cây sẽ gây kích ứng và phồng rộp, trong khi tiếp xúc với mắt có thể gây mù tạm thời hoặc vĩnh viễn. Ảnh: iNaturalist.

Do có dược tính, cây được cư dân địa phương khai thác cho các mục đích y tế, cụ thể là mủ được uống để trị bệnh dại, thuốc sắc từ thân cây dùng để giảm đau khi sinh nở. Ảnh: iNaturalist.

Do có dược tính, cây được cư dân địa phương khai thác cho các mục đích y tế, cụ thể là mủ được uống để trị bệnh dại, thuốc sắc từ thân cây dùng để giảm đau khi sinh nở. Ảnh: iNaturalist.

Cây có thể được trồng tương đối dễ dàng bằng cách giâm cành. Dù có độc tính mạnh, chúng vẫn được trồng trong nhiều nhà vườn trên khắp thế giới do sự độc đáo của mình. Ảnh: iNaturalist.

Cây có thể được trồng tương đối dễ dàng bằng cách giâm cành. Dù có độc tính mạnh, chúng vẫn được trồng trong nhiều nhà vườn trên khắp thế giới do sự độc đáo của mình. Ảnh: iNaturalist.

Một số hình ảnh khác về loài cây mọng nước lớn nhất thế giới. Ảnh: iNaturalist.

Một số hình ảnh khác về loài cây mọng nước lớn nhất thế giới. Ảnh: iNaturalist.

Ảnh: iNaturalist.

Ảnh: iNaturalist.

Ảnh: iNaturalist.

Ảnh: iNaturalist.

Ảnh: iNaturalist.

Ảnh: iNaturalist.

Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-cay-mong-nuoc-lon-nhat-the-gioi-nhin-ma-choang-ngop-2008658.html