Hoa sữa có tên khoa học là Alstonia scholaris, họ trúc đào (Apocynaceae). Sở dĩ cây có tên là "hoa sữa" vì khi bị thương tổn, thân cây chảy ra chất nhựa có màu trắng như sữa.
Hoa sữa có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc, châu Á nhiệt đới và Australasia. Tại Việt Nam, hoa sữa đi vào trong thơ ca, nó như là nét đặc trưng của Hà Nội.
Hoa sữa được trồng và mọc hoang nhiều ở nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh miền Bắc. Đây là loài thực vật thân gỗ, chiều cao trung bình 15-30m, thân tròn, thẳng, vỏ ngoài có màu nâu, nứt nẻ, bên trong chứa nhiều nhựa trắng.
Lá mọc vòng, phiến có hình bầu dục dài, lá rộng khoảng 5,5-6,5 cm và dài 8-22 cm. Hoa mọc thành từng cụm, ở đầu cành, màu trắng hoặc xanh nhạt, có mùi thơm đặc trưng.
Theo các chuyên gia hoa sữa có khả năng gây dị ứng cao, đặc biệt là phấn hoa. Mùi hoa sữa bản chất rất nồng, khi đứng gần hoặc ngửi nhiều thời gian dài sẽ gây khó chịu với người cơ địa nhạy cảm, nhất là nhóm người có tiền sử mắc bệnh hô hấp.
Quả cây hoa sữa dài từ 25 - 50cm, gầy, mọc thõng xuống, màu nâu, có gân dọc. Hạt nhiều, nhỏ dẹt, dài 7mm, rộng 2,5mm, hai đầu tròn hoặc cụt, trên mặt có lông màu nâu nhạt. Quả già tự tách làm 2 mảnh. Hạt có túm lông, phát tán nhờ gió.
Vỏ cây được thu hái quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất là vào mùa xuân hạ. Vì lúc này cây chưa ra hoa và quả nên dưỡng chất còn tập trung nhiều ở vỏ. Vỏ thân đã cạo bỏ lớp bần phơi hay sấy khô dùng làm thuốc.
Theo Đông y, vỏ cây hoa sữa vị đắng, tính lạnh, có tính năng thanh nhiệt, giải độc...Trước khi áp dụng bài thuốc, nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp.
Mặc dù có nhiều công dụng có lợi đối với sức khỏe con người, nhưng hoa sữa cũng có tác dụng phụ.
Ấn Độ là nơi sử dụng rộng rãi các chế phẩm của hoa sữa trong điều trị. Nhiều nghiên cứu trên động vật chứng minh dịch chiết của vỏ cây hoa sữa được sử dụng với các tác dụng kháng khuẩn.
Thông tin về tác dụng dược lý và bài thuốc từ cây sữa trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Khi áp dụng bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này, bạn nên trao đổi, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.