Loài động vật hiếm nhất hành tinh, chỉ có ở Việt Nam

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện loài động vật này trong quá trình khảo sát Vườn quốc gia Núi Chúa từ tháng 9/2022 đến tháng 3/2023.

Trong lòng thiên nhiên đa dạng và kỳ thú của Việt Nam, một loài thằn lằn đặc biệt đã được phát hiện, ghi dấu ấn trong giới khoa học và làm phong phú thêm danh sách các loài động vật quý hiếm của đất nước. Đó chính là "Ninh Thuận blind skink" (thằn lằn mù Ninh Thuận), loài vật mà cho đến nay chỉ có duy nhất ở Việt Nam. (Ảnh: NIKOLAY POYARKOV)

Trong lòng thiên nhiên đa dạng và kỳ thú của Việt Nam, một loài thằn lằn đặc biệt đã được phát hiện, ghi dấu ấn trong giới khoa học và làm phong phú thêm danh sách các loài động vật quý hiếm của đất nước. Đó chính là "Ninh Thuận blind skink" (thằn lằn mù Ninh Thuận), loài vật mà cho đến nay chỉ có duy nhất ở Việt Nam. (Ảnh: NIKOLAY POYARKOV)

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Zootaxa, nhóm các nhà khoa học Nga và Việt Nam đã khám phá ra loài thằn lằn mới này tại Vườn quốc gia Núi Chúa thuộc tỉnh Ninh Thuận. Thằn lằn mù Ninh Thuận có tên khoa học là Dibamus tropcentr Kliukin, Nguyen, Bragin & Poyarkov, 2023, lần đầu tiên được mô tả và công bố vào ngày 1/12/2023.(Ảnh: Species New to Science)

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Zootaxa, nhóm các nhà khoa học Nga và Việt Nam đã khám phá ra loài thằn lằn mới này tại Vườn quốc gia Núi Chúa thuộc tỉnh Ninh Thuận. Thằn lằn mù Ninh Thuận có tên khoa học là Dibamus tropcentr Kliukin, Nguyen, Bragin & Poyarkov, 2023, lần đầu tiên được mô tả và công bố vào ngày 1/12/2023.(Ảnh: Species New to Science)

Đây là loài thằn lằn thứ 7 thuộc giống Dimamus được ghi nhận ở Việt Nam, nâng tổng số loài của giống này lên 25 loài. Thằn lằn mù Ninh Thuận có thân hình giống giun đất, dài khoảng 11 cm, sống chui lủi trong đất, gần thảm gỗ mục và khu vực đất ẩm có tổ mối. (Ảnh: Species New to Science)

Đây là loài thằn lằn thứ 7 thuộc giống Dimamus được ghi nhận ở Việt Nam, nâng tổng số loài của giống này lên 25 loài. Thằn lằn mù Ninh Thuận có thân hình giống giun đất, dài khoảng 11 cm, sống chui lủi trong đất, gần thảm gỗ mục và khu vực đất ẩm có tổ mối. (Ảnh: Species New to Science)

Đôi mắt của chúng rất thô sơ và bị che phủ hoàn toàn bởi vảy, còn chân gần như tiêu biến do thích nghi với môi trường sống dưới đất.(Ảnh: Species New to Science)

Đôi mắt của chúng rất thô sơ và bị che phủ hoàn toàn bởi vảy, còn chân gần như tiêu biến do thích nghi với môi trường sống dưới đất.(Ảnh: Species New to Science)

Loài này có màu nâu hồng, nhạt hơn ở phía đầu và sẫm hơn ở phía đuôi, với cơ thể được bao phủ bởi lớp vảy trơn bóng, mịn.(Ảnh: Species New to Science)

Loài này có màu nâu hồng, nhạt hơn ở phía đầu và sẫm hơn ở phía đuôi, với cơ thể được bao phủ bởi lớp vảy trơn bóng, mịn.(Ảnh: Species New to Science)

Thằn lằn mù Ninh Thuận được tìm thấy dưới những khúc gỗ mục nát và có cơ chế tự vệ bằng cách "nhướn vảy trên cơ thể lên" để khiến bên ngoài trở nên nhăn nheo, mô phỏng hành vi của một số loài sâu bướm gai góc.(Ảnh: Species New to Science)

Thằn lằn mù Ninh Thuận được tìm thấy dưới những khúc gỗ mục nát và có cơ chế tự vệ bằng cách "nhướn vảy trên cơ thể lên" để khiến bên ngoài trở nên nhăn nheo, mô phỏng hành vi của một số loài sâu bướm gai góc.(Ảnh: Species New to Science)

Các nhà khoa học đã xác định loài thằn lằn này dựa trên kiểu vảy, tỉ lệ cơ thể và các đặc điểm vật lý tinh vi khác, nhưng không có phân tích DNA do thiếu dữ liệu di truyền của các loài thằn lằn mù khác.(Ảnh: Species New to Science)

Các nhà khoa học đã xác định loài thằn lằn này dựa trên kiểu vảy, tỉ lệ cơ thể và các đặc điểm vật lý tinh vi khác, nhưng không có phân tích DNA do thiếu dữ liệu di truyền của các loài thằn lằn mù khác.(Ảnh: Species New to Science)

Loài thằn lằn mù Ninh Thuận có kích thước quần thể khá nhỏ và phân bố hẹp tại Vườn quốc gia Núi Chúa, thường sống trong các khu rừng thường xanh khô ven biển ở độ cao thấp (200-280 m).(Ảnh: Species New to Science)

Loài thằn lằn mù Ninh Thuận có kích thước quần thể khá nhỏ và phân bố hẹp tại Vườn quốc gia Núi Chúa, thường sống trong các khu rừng thường xanh khô ven biển ở độ cao thấp (200-280 m).(Ảnh: Species New to Science)

Mời quý độc giả xem thêm video: Loài động vật mù giúp nghiên cứu chống ung thư.

Thiên Trang (Th)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-dong-vat-hiem-nhat-hanh-tinh-chi-co-o-viet-nam-2058660.html