Loài động vật lớn nhất trên Trái Đất, nặng tới 180 tấn

Khủng long, cá sấu, bò sát biển là những động vật khổng lồ từng tồn tại trên Trái Đất. Trong đó, loài lớn nhất nặng tới 180 tấn.

Theo BBC, khủng long bạo chúa, bò sát biển, voi ma mút... là những động vật khổng lồ từng tồn tại trên Trái Đất, nhưng không có loài nào vượt qua được cá voi xanh. Với trọng lượng cơ thể lên tới 180 tấn, dài khoảng 30 m, cá voi xanh là động vật lớn nhất, nặng nhất từng tồn tại trên Trái Đất.

Theo BBC, khủng long bạo chúa, bò sát biển, voi ma mút... là những động vật khổng lồ từng tồn tại trên Trái Đất, nhưng không có loài nào vượt qua được cá voi xanh. Với trọng lượng cơ thể lên tới 180 tấn, dài khoảng 30 m, cá voi xanh là động vật lớn nhất, nặng nhất từng tồn tại trên Trái Đất.

Có ít nhất 3 phân loài cá voi xanh sống ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Nam Băng Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Cá voi xanh không sống ở Bắc Băng Dương. Bắc Dương chỉ có duy nhất cá voi đầu cong sinh sống.

Có ít nhất 3 phân loài cá voi xanh sống ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Nam Băng Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Cá voi xanh không sống ở Bắc Băng Dương. Bắc Dương chỉ có duy nhất cá voi đầu cong sinh sống.

Thức ăn chủ yếu của cá voi xanh là sinh vật phù du, nhuyễn thể và các loại giáp xác nhỏ sống trong lòng đại dương, tiêu biểu là moi lân. Một con cá voi xanh trưởng thành có thể tiêu thụ tới 40 triệu con moi lân một ngày. Cá voi xanh thuộc họ cá voi không răng. Thay vì dùng răng, chúng có khoảng 395 tấm sừng mọc ở hàm trên, được dùng để lọc thức ăn từ nước.

Thức ăn chủ yếu của cá voi xanh là sinh vật phù du, nhuyễn thể và các loại giáp xác nhỏ sống trong lòng đại dương, tiêu biểu là moi lân. Một con cá voi xanh trưởng thành có thể tiêu thụ tới 40 triệu con moi lân một ngày. Cá voi xanh thuộc họ cá voi không răng. Thay vì dùng răng, chúng có khoảng 395 tấm sừng mọc ở hàm trên, được dùng để lọc thức ăn từ nước.

Bình Thuận đang lưu giữ bộ xương cá voi nặng tới 65 tấn, dài 22 m. Đây chính là bộ xương cá voi lớn nhất ở Đông Nam Á.

Bình Thuận đang lưu giữ bộ xương cá voi nặng tới 65 tấn, dài 22 m. Đây chính là bộ xương cá voi lớn nhất ở Đông Nam Á.

Ngôi đền lưu giữ bộ xương cá voi lớn nhất Đông Nam Á tên Vạn Thủy Tú, được ngư dân xây dựng năm 1762, nay tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, Bình Thuận.

Ngôi đền lưu giữ bộ xương cá voi lớn nhất Đông Nam Á tên Vạn Thủy Tú, được ngư dân xây dựng năm 1762, nay tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, Bình Thuận.

Cá voi được ngư dân Bình Thuận gọi là Cá Ông, hay ông Nam Hải. Xuất phát từ tín ngưỡng Cá Ông cứu ngư dân thoát nạn nơi biển cả, ngư dân tôn cá Voi làm ông Nam Hải, vị thần phù trợ người đi biển. Ngày nay, dọc khắp các tỉnh ven biển miền Trung, hầu như nơi nào cũng có đền thờ Cá Ông.

Cá voi được ngư dân Bình Thuận gọi là Cá Ông, hay ông Nam Hải. Xuất phát từ tín ngưỡng Cá Ông cứu ngư dân thoát nạn nơi biển cả, ngư dân tôn cá Voi làm ông Nam Hải, vị thần phù trợ người đi biển. Ngày nay, dọc khắp các tỉnh ven biển miền Trung, hầu như nơi nào cũng có đền thờ Cá Ông.

Để tỏ lòng tôn kính, ngư dân thường dùng từ "lụy" khi nói về cái chết của cá voi. Theo ngư dân Bình Thuận, Cá Ông là vị thần cứu giúp ngư dân mỗi khi gặp tai nạn trên biển, và là vị thần chung thủy với ngư dân nên được họ tôn trọng. Mỗi khi cá voi chết, dạt vào bờ, ngư dân đầu tiên trông thấy được coi là con trai của ông và phải đứng ra làm tang lễ, chôn cất cẩn thận.

Để tỏ lòng tôn kính, ngư dân thường dùng từ "lụy" khi nói về cái chết của cá voi. Theo ngư dân Bình Thuận, Cá Ông là vị thần cứu giúp ngư dân mỗi khi gặp tai nạn trên biển, và là vị thần chung thủy với ngư dân nên được họ tôn trọng. Mỗi khi cá voi chết, dạt vào bờ, ngư dân đầu tiên trông thấy được coi là con trai của ông và phải đứng ra làm tang lễ, chôn cất cẩn thận.

Tục thờ Cá Ông là tín ngưỡng của người Chăm xưa kia. Theo thời gian, nó bị bản địa hóa, biến thành tín ngưỡng của riêng người Việt và người Hoa sinh sống tại Bình Thuận.

Tục thờ Cá Ông là tín ngưỡng của người Chăm xưa kia. Theo thời gian, nó bị bản địa hóa, biến thành tín ngưỡng của riêng người Việt và người Hoa sinh sống tại Bình Thuận.

Theo Nguyễn Thanh Điệp/ Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-dong-vat-lon-nhat-tren-trai-dat-nang-toi-180-tan-1521129.html