Loài hổ siêu hiếm nào được chuyên gia quốc tế nỗ lực hồi sinh?

Các chuyên gia tại Đại học Melbourne, Australia đang lên kế hoạch hồi sinh loài hổ Tasmania. Loài hổ này được nhìn thấy lần cuối vào năm 1936.

Vào đầu tháng 3, các chuyên gia tại Đại học Melbourne, Australia công bố việc thành lập Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Phục hồi Di truyền Tích hợp Thylacine (TIGRR) với số tiền tài trợ lên tới 3,6 triệu USD. Mục tiêu của phòng thí nghiệm nghiên cứu này là nhằm hồi sinh loài hổ Tasmania và bảo tồn thú có túi.

Vào đầu tháng 3, các chuyên gia tại Đại học Melbourne, Australia công bố việc thành lập Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Phục hồi Di truyền Tích hợp Thylacine (TIGRR) với số tiền tài trợ lên tới 3,6 triệu USD. Mục tiêu của phòng thí nghiệm nghiên cứu này là nhằm hồi sinh loài hổ Tasmania và bảo tồn thú có túi.

Theo giáo sư Andrew Pask công tác tại Đại học Melbourne, với nguồn tài trợ lớn, các nhà khoa học có cơ hội phát triển các công nghệ có khả năng hồi sinh những loài đã mất.

Theo giáo sư Andrew Pask công tác tại Đại học Melbourne, với nguồn tài trợ lớn, các nhà khoa học có cơ hội phát triển các công nghệ có khả năng hồi sinh những loài đã mất.

Giáo sư Andrew Pask đề xuất 9 bước quan trọng để hồi sinh hổ Tasmania bao gồm xác định trình tự gene. Khoản tài trợ sẽ cho phép các nhà nghiên cứu có thêm hiểu biết về bộ gene của hổ Tasmania, phát triển các kỹ thuật sử dụng tế bào thú có túi để tạo phôi và chuyển nó sang động vật thay thế.

Giáo sư Andrew Pask đề xuất 9 bước quan trọng để hồi sinh hổ Tasmania bao gồm xác định trình tự gene. Khoản tài trợ sẽ cho phép các nhà nghiên cứu có thêm hiểu biết về bộ gene của hổ Tasmania, phát triển các kỹ thuật sử dụng tế bào thú có túi để tạo phôi và chuyển nó sang động vật thay thế.

Theo dự đoán của giáo sư Andrew Pask, các chuyên gia có thể tạo ra một tế bào giống hổ Tasmania trong 10 năm tới. Nhóm của ông đã giải mã bộ gene của hổ Tasmania vào năm 2017 từ đó phác thảo bản thiết kế DNA của loài hồ này. Đây là một bước quan trọng đầu tiên nhằm hồi sinh hổ Tasmania.

Theo dự đoán của giáo sư Andrew Pask, các chuyên gia có thể tạo ra một tế bào giống hổ Tasmania trong 10 năm tới. Nhóm của ông đã giải mã bộ gene của hổ Tasmania vào năm 2017 từ đó phác thảo bản thiết kế DNA của loài hồ này. Đây là một bước quan trọng đầu tiên nhằm hồi sinh hổ Tasmania.

Hổ Tasmania còn được gọi là thylacines hay chó sói Tasmania. Đây là một loại thú có túi đã tuyệt chủng ở đại lục Australia khoảng 3.000 năm trước.

Hổ Tasmania còn được gọi là thylacines hay chó sói Tasmania. Đây là một loại thú có túi đã tuyệt chủng ở đại lục Australia khoảng 3.000 năm trước.

Tuy nhiên, loài hổ này vẫn còn tồn tại ở đảo Tasmania trong những thập kỷ sau nhưng số lượng giảm nhanh do các hoạt động săn bắn bất hợp pháp. Con hổ Tasmania cuối cùng chết trong điều kiện nuôi nhốt vào năm 1936.

Tuy nhiên, loài hổ này vẫn còn tồn tại ở đảo Tasmania trong những thập kỷ sau nhưng số lượng giảm nhanh do các hoạt động săn bắn bất hợp pháp. Con hổ Tasmania cuối cùng chết trong điều kiện nuôi nhốt vào năm 1936.

Vào năm 1982, sau gần nửa thế kỷ tìm kiếm nhưng không tìm được bất cứ con hổ Tasmania nào, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế chính thức tuyên bố loài hổ này đã tuyệt chủng.

Vào năm 1982, sau gần nửa thế kỷ tìm kiếm nhưng không tìm được bất cứ con hổ Tasmania nào, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế chính thức tuyên bố loài hổ này đã tuyệt chủng.

Hổ Tasmania có nhiều đặc điểm giống với chó hoang ngày nay ở Australia. Chúng có các sọc nổi bật giống như ngựa vằn.

Hổ Tasmania có nhiều đặc điểm giống với chó hoang ngày nay ở Australia. Chúng có các sọc nổi bật giống như ngựa vằn.

Theo các chuyên gia, thức ăn khoái khẩu của hổ Tasmania là kanguru, cừu, gia súc... Loài hổ này có thói quen săn mồi đơn độc và thường có thói quen ăn đêm. Chúng giao tiếp với nhau thông qua tiếng sủa khàn.

Theo các chuyên gia, thức ăn khoái khẩu của hổ Tasmania là kanguru, cừu, gia súc... Loài hổ này có thói quen săn mồi đơn độc và thường có thói quen ăn đêm. Chúng giao tiếp với nhau thông qua tiếng sủa khàn.

Hổ Tasmania có đuôi cứng như chuột túi, chân ngắn và hàm có 40 đến 50 chiếc răng sắc nhọn. Chúng có thể sống thọ tới 7 năm trong điều kiện tự nhiên.

Hổ Tasmania có đuôi cứng như chuột túi, chân ngắn và hàm có 40 đến 50 chiếc răng sắc nhọn. Chúng có thể sống thọ tới 7 năm trong điều kiện tự nhiên.

Mời độc giả xem video: Phát hiện con hổ nặng 250 kg nằm bất động tại nhà dân ở Hà Tĩnh. Nguồn: THDT.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-ho-sieu-hiem-nao-duoc-chuyen-gia-quoc-te-no-luc-hoi-sinh-1671308.html