Loài lan mới phát hiện ở Việt Nam, thế giới chưa đâu có

Theo chuyên gia từ Viện Sinh học nhiệt đới, loài lan này có tiềm năng kinh tế và nhóm nghiên cứu đang tiếp tục khảo sát để bảo tồn loài đặc hữu này.

Một loài lan mới tên Dendrobium farinatum đã được phát hiện và xác nhận là loài đặc hữu của Việt Nam, cụ thể ở khu bảo tồn Hòn Bà, Khánh Hòa.

Một loài lan mới tên Dendrobium farinatum đã được phát hiện và xác nhận là loài đặc hữu của Việt Nam, cụ thể ở khu bảo tồn Hòn Bà, Khánh Hòa.

Loài lan này trước đó được các nhà khoa học Đức công bố nhưng không xác định rõ vùng sinh thái, đã được tìm thấy ở độ cao 1.200-1.500m qua chương trình hợp tác giữa Viện Sinh học nhiệt đới, khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà và Vườn thực vật Praha

Loài lan này trước đó được các nhà khoa học Đức công bố nhưng không xác định rõ vùng sinh thái, đã được tìm thấy ở độ cao 1.200-1.500m qua chương trình hợp tác giữa Viện Sinh học nhiệt đới, khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà và Vườn thực vật Praha

Đây là lần đầu tiên Dendrobium farinatum được ghi nhận chính thức trong tự nhiên tại Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên Dendrobium farinatum được ghi nhận chính thức trong tự nhiên tại Việt Nam.

Theo ông Trương Quang Tâm từ Viện Sinh học nhiệt đới, loài lan này có tiềm năng kinh tế và nhóm nghiên cứu đang tiếp tục khảo sát để bảo tồn loài đặc hữu này.

Theo ông Trương Quang Tâm từ Viện Sinh học nhiệt đới, loài lan này có tiềm năng kinh tế và nhóm nghiên cứu đang tiếp tục khảo sát để bảo tồn loài đặc hữu này.

Cách đây không lâu, vườn Quốc gia Phú Quốc vừa phát hiện thêm hai loài lan, trong đó có loài Lan Nhẵn Diệp (Liparis cf. rhodochila Rolfe) lần đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam, có nguồn gốc từ quần đảo Java.

Cách đây không lâu, vườn Quốc gia Phú Quốc vừa phát hiện thêm hai loài lan, trong đó có loài Lan Nhẵn Diệp (Liparis cf. rhodochila Rolfe) lần đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam, có nguồn gốc từ quần đảo Java.

Loài thứ hai là Kiều Lan Lưỡi Phiếm Đơn (Calanthe lyrogolossa Reichenb.f.), phổ biến ở Việt Nam nhưng lần đầu được ghi nhận tại Phú Quốc.

Loài thứ hai là Kiều Lan Lưỡi Phiếm Đơn (Calanthe lyrogolossa Reichenb.f.), phổ biến ở Việt Nam nhưng lần đầu được ghi nhận tại Phú Quốc.

Các phát hiện này đến từ các cuộc khảo sát do Vườn Quốc gia Phú Quốc và Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã (WAR).

Các phát hiện này đến từ các cuộc khảo sát do Vườn Quốc gia Phú Quốc và Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã (WAR).

Phát hiện này cho thấy sự phong phú về tài nguyên thực vật của Phú Quốc nói riêng và Việt Nam nói chung, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn các loài đặc hữu này.

Phát hiện này cho thấy sự phong phú về tài nguyên thực vật của Phú Quốc nói riêng và Việt Nam nói chung, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn các loài đặc hữu này.

Mời quý độc giả xem thêm video: Kinh ngạc loài hoa biến hình thành “đầu lâu” khi héo tàn.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-lan-moi-phat-hien-o-viet-nam-the-gioi-chua-dau-co-1993715.html