Loại nhựa phân hủy trong nước nhanh hơn giấy
Viện Hải dương học Woods Hole (WHOI) của Mỹ vừa tìm ra loại nhựa mới phân hủy sinh học trong nước nhanh hơn giấy, có tên Cellulose diacetate (CDA).
Đây là loại polyme tự nhiên, có trong thành tế bào thực vật, đặc biệt là trong bột giấy cotton hoặc gỗ. Thực ra vật liệu này đã được sử dụng trong nhiều đồ vật dân dụng như gọng kính râm, đầu lọc thuốc lá… Về mặt kỹ thuật, nó được phân loại là nhựa sinh học, với sự biến đổi đơn giản được gọi là "tạo bọt", làm tăng thêm tính xốp nên phân hủy nhanh hơn CDA rắn tới 15 lần, thậm chí còn nhanh hơn cả giấy.
Nghiên cứu đã sử dụng cùng một bể nước biển và so sánh 8 ống hút khác nhau làm từ CDA, polyhydroxyalkanoates (PHA), polylactic acid (PLA), polypropylene (PP) và giấy. Trong nghiên cứu ánh sáng, nhiệt độ và các biến số khác để mô phỏng các điều kiện đại dương đã được kiểm sát chặt chẽ. Kết quả sau thử nghiệm kéo dài 36 tuần, bọt CDA được đặt trong các bể nước biển chảy liên tục đã mất 65%-70% khối lượng ban đầu. Trong khi đó, xốp styrofoam không hề bị phân hủy trong cùng thời gian đó. Ngoài ra, khi so sánh ống hút CDA xốp nguyên mẫu với ống hút CDA rắn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, ống hút CDA xốp phân hủy nhanh hơn tới 190% so với ống hút CDA rắn.
Với thành công của CDA xốp, nhóm nghiên cứu hy vọng loại nhựa phân hủy sinh học này sẽ sớm được đưa vào sử dụng vì nó có thể phân hủy nhanh trong điều kiện tự nhiên, kể cả đất liền lẫn dưới biển.