Loại rau mọc nhanh như cỏ được ví như 'vua của các loại rau bình dân', ở nước ngoài cũng quý như 'vàng mười'
Chắc hẳn nhiều người cũng biết củ khoai lang được coi là 'nhân sâm giá rẻ' với vô vàn lợi ích sức khỏe thì rau khoai lang cũng bổ dưỡng không kém.
Lợi ích của rau lang đối với sức khỏe
Trong 100g rau lang có các chất dinh dưỡng như:
Tinh bột: 2,8g
Năng lượng: 22kcal
Protein: 2,6g
Nước: 91,8g
Loại rau này còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng như các loại vitamin B, C, E, beta caroten, biotin và các khoáng chất như magie, phospho, canxi, kali, mangan, đồng, kẽm…
Giải độc hiệu quả
Trong rau lang có nhiều diệp lục được ẩn chứa trong từng chiếc là khá cao giúp cho máu được thanh lọc và độc tố không may hấp thụ cũng được đào thải ra. Với tính mát vị ngọt, rau lang có thể làm món ăn cho những ngày nóng hay cơ thể đang bốc hỏa.
Tốt cho tim mạch
Không chỉ ở Việt Nam mà tại châu Phi và Indonesia, rau khoai lang còn được sử dụng làm bài thuốc truyền thống để điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Các hợp chất flavonoid và quercetin trong lá khoai lang làm giảm sự hấp thu acid béo trong ruột thông qua điều chỉnh các enzym khác nhau liên quan đến chuyển hóa lipid và sự biểu hiện của các yếu tố phiên mã liên quan đến tổng hợp chất béo trung tính và cholesterol. Quercetin còn giảm hoạt động của lipase tuyến tụy, ức chế sự hấp thu cholesterol và triglycerid thông qua chất vận chuyển cholesterol và acid béo ở biểu mô...
Rau lang giàu chất chống ôxy hóa
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn nguồn theo Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng (Bệnh viện K), các chất đặc tính chống ôxy hóa trong rau khoai lang là nhờ các dẫn xuất của axit caffeoylquinic, quercetin, anthocyanin… Nghiên cứu trên sử dụng 200g rau khoai lang tím cho vận động viên trong 1-2 tuần giúp giảm quá trình ôxy hóa lipid và DNA, tăng glutathione trong máu, cải thiện khả năng chống ôxy hóa trong huyết tương.
Giàu dinh dưỡng như sữa
Việc bổ sung vitamin K có từ rau khoai lang sẽ giúp cân bằng lại lượng canxi trong xương. Ngoài ra, khi kết hợp vitamin D với vitamin K thì nó có thể giúp người bị gãy xương sẽ mau hồi phục.
Có thể phòng bệnh táo bón
Bạn nên thường xuyên ăn rau lang để giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Đặc biệt, phần lá rau khoai lang có chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng. Ngoài ra, chất nhựa từ lá khoai lang cũng có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa chứng táo bón.
Những lưu ý khi ăn rau lang để tốt cho sức khỏe:
Không ăn rau lang khi đói
Mặc dù rau lang chứa nhiều chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa, nhưng không nên ăn rau lang sống dễ gây ra táo bón, nên luộc hoặc xào chín trước khi ăn. Ngoài ra, trong rau lang có chứa các thành phần nếu ăn vào khi đói có thể gây giảm đường huyết, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Không nên ăn quá nhiều rau lang
Hàm lượng canxi có trong rau lang là tương đối lớn, nếu ăn nhiều, thường xuyên sẽ gây ra tình trạng thừa canxi, dễ dẫn đến sỏi thận. Vì vậy, khi ăn rau lang nên kết hợp với các thực phẩm khác để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn.
Bật mí cách chế biến rau lang thơm ngon vừa miệng
Rau xào tỏi
- Rau lang lặt lấy các đọt rau non, bỏ phần gốc và các lá già. Ngâm rau lang trong nước muối pha loãng khoảng 5 phút rồi rửa lại 1 - 2 lần nữa thì vớt ra rổ để cho ráo nước.
- Tỏi bóc vỏ, chia ra làm 2 phần, một phần dùng dao băm nhỏ, phần còn lại thì cắt lát mỏng và cho ra chén.
-Xào rau lang với tỏi chín tới rồi nêm gia vị sau đó tắt bếp.
Rau lang luộc
- Cho vào nồi khoảng 500ml nước, bắc nồi lên bếp và nấu sôi ở lửa lớn. Khi nước sôi thì cho vào nồi 1/2 muỗng cà phê đường rồi bỏ rau lang vào luộc.
- Sau tầm 3 phút, lúc này rau lang đã chín thì bạn tắt bếp, vớt rau cho ra thau nước sạch để ngâm từ 5 - 10 phút thì cho ra rổ để ráo.
Lưu ý nhỏ: Cho đường vào nước khi luộc sẽ giúp rau lang xanh mướt. Vì rau lang lâu chín nên phải luộc trước khi xào. Luộc xong cho ra nước lạnh để rau được giòn ngon hơn.
Trúc Chi (t/h)