Loài vật duy nhất có khả năng khiến Trái đất rung chuyển mỗi khi ân ái, được nuôi nhiều ở Việt Nam
Nghiên cứu của giới khoa học cho thấy, mỗi lần loài này ân ái với nhau, Trái đất có thể bị rung chuyển theo.
Trên thế giới, loài động vật to lớn nhất là cá voi xanh. Chúng có thể nặng đến 190.000kg, dài từ 23 – 30,5m. Thế nhưng, có một loài cá nhỏ bé còn chưa bằng một phần cái vây của cá voi xanh lại có thể khiến Trái đất này rung chuyển mỗi khi ân ái. Chuyện này thoạt nghe sẽ thấy hơi “sai sai”, nhưng đã được giới khoa học chứng minh từ nhiều năm qua.
Công bố trên tạp chí Geomorphology của các nhà khoa học đến từ đại học Idaho và Đại học Indiana cho biết, cá hồi mỗi khi đến mùa sinh sản có thể khiến Trái đất bị ảnh hưởng.
Lý do vì cách cá hồi làm “chuyện ấy” khác hẳn những loài động vật khác. Tinh trùng được con đực phóng vào nước, sau đó con cái sẽ đẻ trứng để thụ tinh. Nhưng cá hồi cái tạo tổ để đẻ trứng bằng cách liên tục cọ xát mình vào ven bờ. Quá trình này vô tình khiến độ dốc của dòng nước bị hạ thấp, 2 bên bờ dễ bị xói mòn, ảnh hưởng đến địa hình khu vực xung quanh lẫn địa hình Trái đất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc cá hồi cái liên tục cọ xát mình vào đá đã khiến các lớp trầm tích dịch chuyển. Dù chỉ là loài cá nhỏ bé, nhưng với số lượng lớn cá hồi cùng làm hành động tạo tổ trong mùa sinh sản lại làm nên tác động rất lớn.
Cá hồi tên tiếng Anh là Salmon, chúng sống chủ yếu ở khu vực dọc bờ biển Bắc Đại Tây Dương, Thái Bình Dương. Nhưng được nuôi ở nhiều đất nước khác. Việt Nam cũng nuôi cá hồi, nổi tiếng nhất là ở Sa Pa. Đây là một trong những loài cá đắt tiền, được ưa chuộng vì dinh dưỡng cao, rất bổ dưỡng.
Khác với các loài cá khác, cá hồi sinh ra ở khu nước ngọt, nhưng sau này lại di cư ra biển. Đến tuổi sinh sản, chúng bắt đầu quay trở lại vùng nước ngọt. Cá hồi mẹ sau khi đẻ trứng xong sẽ ấp trứng trong nhiều tháng. Cá hồi con sau khi nở sẽ bơi quanh ổ để kiếm ăn. Khi đạt khoảng 15cm, chúng bắt đầu bơi ra biển. Điều đáng nói, cả quá trình này chỉ có khoảng 10% trứng cá hồi còn sống sót nổi.
Quá trình bơi vượt sông ra biển của cá hồi diễn ra đầy diệu kỳ. Khi này, tính chất hóa học cơ thể chúng thay đổi, cho phép chúng sống được ở nước mặn 1-3 năm. Sở dĩ đến tuổi sinh sản chúng lại quay về sông, suối là vì ký ức khứu giác, cũng là hiện tượng tự nhiên đặc biệt nhất.
Để trở lại được “chốn cũ”, cá hồi vô cùng vất vả. Chúng phải phóng mình lên cao hơn dòng nước chảy để vượt qua được con thác, bơi thật nhanh để không bị cuốn trôi. Dù liên tục thất bại, cũng không ít lần chứng kiến đồng loại bị gấu, sói, đại bàng ăn thịt nhưng cá hồi chưa bao giờ nản chí và vẫn tiếp diễn quá trình “về nguồn” này hàng ngàn năm qua.