Ở Việt Nam, vòi voi đầu đỏ chủ yếu được tìm thấy ở các tỉnh như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Lào Cai, Ninh Bình... Ngoài ra, loài "voi biết bay" này cũng xuất hiện ở nhiều nơi khác trên thế giới như Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia...
Vòi voi đầu đỏ được nhà khoa học coi là một kiệt tác của thiên nhiên, một điều bất ngờ mà tự nhiên ban tặng cho Việt Nam. Vì chúng sở hữu ngoại hình rất đặc biệt và lộng lẫy.
Con vòi voi đầu đỏ khi trưởng thành có chiều dài từ 35 đến 42mm, sải cánh khoảng 67 đến 75mm với đặc trưng là vòi dài trên đầu. Chúng sử dụng vòi này để hút nhựa cây, đặc biệt thích nhựa từ cây vải và cây nhãn.
Ngoài ra, điểm nổi bật khác của vòi voi đầu đỏ là bộ cánh đầy màu sắc. Chúng thường có màu xanh lá cây đậm, nâu nhạt, với các đốm và vạch màu vàng-trắng.
Vòi voi đầu đỏ thường sống dưới dạng ấu trùng ở dưới mặt đất. Chúng ăn các lớp mùn thảm của thực vật rừng.
Vào mùa mưa, ấu trùng bắt đầu lột xác và mặc bộ cánh rực rỡ tuyệt đẹp.
Với khả năng bật nhảy nhanh, vòi voi đầu đỏ trở nên rất khó bắt.
Mời quý độc giả xem thêm video: Với khả năng bật nhảy nhanh, vòi voi đầu đỏ trở nên rất khó bắt.
Thiên Trang (TH)