Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Vào năm Vạn Lịch thứ 46, gia tộc Ái Tân Giác La đưa quân tiến đến chinh phục trung nguyên và xây dựng chế độ phong kiến nhà Thanh hơn 200 năm.
Khi người phương Tây mang máy ảnh đến Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh thì cuộc sống của con người dưới chế độ này mới được ghi lại một cách chân thật nhất. Hàng nghìn tấm ảnh đến hiện tại vẫn được xem là nguồn tư liệu quý giá cho thế hệ sau.
Cuộc sống nhung lụa của tầng lớp quý tộc là thứ mà hầu hết con người ở thời điểm đó luôn muốn có được. Bởi họ ít khi phải động tay động chân việc nặng nhọc trong nhà và sống sung sướng, có kẻ hầu người hạ.
Một phụ nữ người Mãn xuất thân cao quý đang cưỡi lừa. Hai người đàn ông trong ảnh là gia nhân của người phụ nữ kia.
Người phụ nữ đứng phía trước là tiểu thiếp của một quan viên. Người đứng sau là gia nhân của bà.
Một buổi gặp gỡ, uống trà và nói chuyện phiếm của các phụ nữ quyền quý ngày xưa. Hai người đang đứng là gia nhân của họ.
Ảnh cưới của tân nương Tằng Kỷ Phần và tân lang Nhiếp Trọng Phương. Tằng Kỷ Phần là con gái của một vị quan nổi tiếng cuối thời nhà Thanh, còn Nhiếp Trọng Phương là một tướng soái có thực lực.
3 vị thiên kim giàu có đang cùng nhau thưởng thức rượu ngoại.
Một phụ nữ người Khách Gia (hay còn gọi là người Hẹ). Tay trái của cô đang cầm một quyển sách, đây là tư thế quen thuộc khi chụp ảnh trong phòng chụp ảnh cuối thời nhà Thanh.
Hình ảnh của một cô gái xuất thân quyền quý. Mặc dù được chụp trong phòng chụp ảnh nhưng bối cảnh lại sắp xếp phức tạp, tạo cảm giác như một khu vườn thật. Những họa tiết thêu trên trang phục của cô rất tinh tế, thể hiện khả năng tài chính gia đình rất tốt.
Một người phụ nữ quý tộc người Mãn đang được gia nô chỉnh sửa mái tóc.
Người đang ngồi là mẹ ruột của Hoàng đế Phổ Nghi, vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh và cũng là Hoàng đế cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa. Cô gái bên trái là gia nhân của bà, đang hầu hạ bà uống trà.
Theo HY Li/Pháp luật & Bạn đọc