Loạt căn cứ quân sự Mỹ sắp hiện diện ngay sát biên giới với Nga

Với việc Phần Lan gia nhập NATO, Mỹ sẽ có thêm nhiều căn cứ quân sự nằm ngay sát lãnh thổ Nga.

Quốc hội Phần Lan mới đây đã gây xôn xao giới truyền thông quốc tế khi thông qua nghị quyết cho phép Quân đội Mỹ được quyền sử dụng tổng cộng 15 căn cứ quân sự của nước này.

Quốc hội Phần Lan mới đây đã gây xôn xao giới truyền thông quốc tế khi thông qua nghị quyết cho phép Quân đội Mỹ được quyền sử dụng tổng cộng 15 căn cứ quân sự của nước này.

Bước đi trên phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng của quốc gia Bắc Âu về nguy cơ xảy ra xung đột quân sự với Nga, bên cạnh đó còn thể hiện sự tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Phần Lan và các thành viên NATO khác, trong đó nổi bật là Mỹ.

Bước đi trên phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng của quốc gia Bắc Âu về nguy cơ xảy ra xung đột quân sự với Nga, bên cạnh đó còn thể hiện sự tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Phần Lan và các thành viên NATO khác, trong đó nổi bật là Mỹ.

Theo những gì được hãng thông tấn Yle của Phần Lan cung cấp, thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Washington đã được Quốc hội nước này nhất trí thông qua với số phiếu áp đảo.

Theo những gì được hãng thông tấn Yle của Phần Lan cung cấp, thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Washington đã được Quốc hội nước này nhất trí thông qua với số phiếu áp đảo.

Quyết định nói trên cho phép Quân đội Mỹ triển khai thiết bị quân sự, vật tư, vũ khí và nhân lực tại các căn cứ nằm trên đất Phần Lan. Bên cạnh đó, một số cơ sở sẽ được các nước NATO khác sử dụng, mặc dù phần lớn sẽ dành riêng cho Washington khai thác.

Quyết định nói trên cho phép Quân đội Mỹ triển khai thiết bị quân sự, vật tư, vũ khí và nhân lực tại các căn cứ nằm trên đất Phần Lan. Bên cạnh đó, một số cơ sở sẽ được các nước NATO khác sử dụng, mặc dù phần lớn sẽ dành riêng cho Washington khai thác.

Thỏa thuận này còn thể hiện sự tăng cường đáng kể mối quan hệ quốc phòng giữa Phần Lan và Mỹ, cũng như sự gia tăng mức độ hội nhập của Helsinki vào các cấu trúc NATO sau khi họ đã có tư cách thành viên chính thức.

Thỏa thuận này còn thể hiện sự tăng cường đáng kể mối quan hệ quốc phòng giữa Phần Lan và Mỹ, cũng như sự gia tăng mức độ hội nhập của Helsinki vào các cấu trúc NATO sau khi họ đã có tư cách thành viên chính thức.

Một trong những khía cạnh quan trọng của thỏa thuận là đảm bảo sự hiện diện thường trực của Quân đội Mỹ ở Phần Lan. Helsinki nhận định điều này sẽ giúp tăng cường khả năng phòng thủ, tạo thêm cơ hội cho các cuộc tập trận và hoạt động chung với đồng minh thuộc NATO.

Một trong những khía cạnh quan trọng của thỏa thuận là đảm bảo sự hiện diện thường trực của Quân đội Mỹ ở Phần Lan. Helsinki nhận định điều này sẽ giúp tăng cường khả năng phòng thủ, tạo thêm cơ hội cho các cuộc tập trận và hoạt động chung với đồng minh thuộc NATO.

Việc Phần Lan cho phép Quân đội Mỹ tiếp cận các căn cứ quân sự nằm trên lãnh thổ nước này có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh khu vực, cho dù cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ gây bất ổn.

Việc Phần Lan cho phép Quân đội Mỹ tiếp cận các căn cứ quân sự nằm trên lãnh thổ nước này có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh khu vực, cho dù cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ gây bất ổn.

Yếu tố đầu tiên phải nói tới đó là bước đi trên sẽ tạo ra áp lực quân sự và chính trị rất lớn đối với Nga. Khi đối diện 15 căn cứ quân sự mới của Mỹ sát biên giới, Moskva sẽ phải tăng cường đáng kể binh lực theo hướng này, nghĩa là giảm ở các khu vực khác.

Yếu tố đầu tiên phải nói tới đó là bước đi trên sẽ tạo ra áp lực quân sự và chính trị rất lớn đối với Nga. Khi đối diện 15 căn cứ quân sự mới của Mỹ sát biên giới, Moskva sẽ phải tăng cường đáng kể binh lực theo hướng này, nghĩa là giảm ở các khu vực khác.

Khi đã hiện diện sát biên giới, Mỹ sẽ có cơ hội liên tục giám sát lãnh thổ Nga thông qua các phương tiện tối tân của mình, thực tế trên sẽ mang lại cho NATO lợi thế lớn hơn nhiều trong các hoạt động quân sự tương lai.

Khi đã hiện diện sát biên giới, Mỹ sẽ có cơ hội liên tục giám sát lãnh thổ Nga thông qua các phương tiện tối tân của mình, thực tế trên sẽ mang lại cho NATO lợi thế lớn hơn nhiều trong các hoạt động quân sự tương lai.

Phản ứng mà Nga dự kiến đưa ra trước việc Phần Lan cho phép Quân đội Mỹ và các đồng minh NATO tiếp cận những căn cứ quân sự của nước này được cho là sẽ vô cùng cứng rắn.

Phản ứng mà Nga dự kiến đưa ra trước việc Phần Lan cho phép Quân đội Mỹ và các đồng minh NATO tiếp cận những căn cứ quân sự của nước này được cho là sẽ vô cùng cứng rắn.

Moskva coi đây là một bước đi nữa nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự của NATO ở biên giới, đồng thời là mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia ở mức cao nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Moskva coi đây là một bước đi nữa nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự của NATO ở biên giới, đồng thời là mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia ở mức cao nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Để đáp trả, chắc chắn Nga sẽ sớm triển khai một số biện pháp đặc biệt nhằm tăng cường khả năng phòng thủ hay răn đe, cũng như thể hiện việc sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình.

Để đáp trả, chắc chắn Nga sẽ sớm triển khai một số biện pháp đặc biệt nhằm tăng cường khả năng phòng thủ hay răn đe, cũng như thể hiện việc sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình.

Một trong những bước đi dự kiến của Nga đó là tăng cường hiện diện quân sự ở biên giới phía Tây Bắc, bao gồm việc triển khai thêm binh sĩ và hệ thống phòng không, cũng như tiến hành nhiều cuộc tập trận quy mô lớn.

Một trong những bước đi dự kiến của Nga đó là tăng cường hiện diện quân sự ở biên giới phía Tây Bắc, bao gồm việc triển khai thêm binh sĩ và hệ thống phòng không, cũng như tiến hành nhiều cuộc tập trận quy mô lớn.

Các hành động của Nga sẽ hướng tới thể hiện khả năng sẵn sàng ứng phó nhanh chóng với các mối đe dọa và nâng cao mức độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang nước này.

Các hành động của Nga sẽ hướng tới thể hiện khả năng sẵn sàng ứng phó nhanh chóng với các mối đe dọa và nâng cao mức độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang nước này.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/loat-can-cu-quan-su-my-sap-hien-dien-ngay-sat-bien-gioi-voi-nga-post582201.antd