Loạt đô thị biển đa phong cách ở Việt Nam
Với bờ biển dài trên 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, Việt Nam có nhiều đô thị duyên hải mang đa dạng phong cách; vừa thích hợp phát triển kinh tế, dịch vụ vừa là tâm điểm du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Những thành phố biển nổi tiếng
Hơn 10 năm qua, khi nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh, đã có nhiều đô thị được điều chỉnh hướng phát triển không gian tiệm cận với biển. Nhiều đô thị có lịch sử phát triển từ sông hay các tuyến giao thông bộ đã hướng dần ra biển. Từ các đô thị lớn như: Đà Nẵng, Hải Phòng; các đô thị thủ phủ của tỉnh như: Phan Thiết, Phan Rang, Tuy Hòa, Đông Hà, Rạch Giá; các đô thị công nghiệp mới như: Chân Mây, Chu Lai, Dung Quất; đến các đô thị tương lai tiềm năng du lịch - nghỉ mát như: Lăng Cô , Vân Phong, Cam Ranh… phần đông đều hướng biển để khai thác các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng.
Ở phía Bắc, Hải Phòng là đô thị loại I trực thuộc Trung ương - một trọng điểm kinh tế biển của vùng duyên hải Bắc Bộ và cả nước. Đây là thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại; đầu mối giao thương trong nước và quốc tế; đồng thời có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh. Hải Phòng có 3 cụm đô thị trọng điểm gồm: cụm đô thị Trung tâm đô thị lịch (thuộc quận Ngô Quyền, Hồng Bảng, Lê Chân) và đô thị hành chính mới Bắc sông Cấm; cụm đô thị hàng hải tại Dương Kinh và Hải An, là trung tâm thương mại, tài chính; cụm đô thị sân bay Tiên Lãng. 3 cụm đô thị trọng điểm này được kết nối với nhau bằng hệ thống giao thông trên vành đai kinh tế ven biển. Hải Phòng tập trung vào 3 trụ cột là: cảng biển, công nghiệp và thương mại dịch vụ - du lịch.
Ở khu vực miền trung, Đà Nẵng không chỉ đóng vai trò hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; mà còn được coi là "thành phố đáng sống nhất Việt Nam", đang được quy hoạch với các mô hình "thành phố thông minh", "thành phố đổi mới sáng tạo". Thành phố này có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia; là trung tâm văn hóa, thể dục - thể thao, giáo dục - đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ của khu vực miền Trung và Tây Nguyên; đầu mối giao thông, viễn thông quan trọng trong vùng, quốc gia và quốc tế; một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh của khu vực và cả nước.
Với vị trí, vai trò quan trọng cùng tốc độ phát triển nhanh chóng, các thành phố biển cũng là các “điểm sáng” về BĐS, được các nhà đầu tư săn đón. Ví dụ, Đà Nẵng là thị trường BĐS ven biển phát triển mạnh mẽ với đa dạng các loại hình: căn hộ cao cấp, khu nghỉ dưỡng ven biển… Tất cả đang góp phần thay đổi diện mạo thành phố, tạo ra các khu đô thị quy mô, hiện đại. Trong những năm qua, BĐS biển Đà Nẵng đã không ít lần tạo nên “cơn sốt” trên thị trường, mở ra nhiều cơ hội đầu tư giá trị.
Cơ hội cho các đô thị trẻ giàu tiềm năng
Bên cạnh các thành phố tên tuổi, những đô thị trẻ nhưng giàu tiềm năng như La Gi (Bình Thuận) cũng tạo sự chú ý.
Theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng của tỉnh Bình Thuận đến năm 2030, La Gi được xác định là đô thị hạt nhân của vùng kinh tế phía Tây Nam tỉnh Bình Thuận, với thế mạnh là phát triển công nghiệp tập trung, hình thành các trung tâm dịch vụ, thương mại và du lịch.
La Gi sở hữu 28 km chiều dài bờ biển với thiên nhiên tuyệt đẹp cùng nhiều danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa mang đậm giá trị lịch sử như: Đồi Dương, Bãi biển Cam Bình, Ngảnh Tam Tân, đảo Hòn Bà, Dinh Thầy Thím… Bên cạnh đó, La Gi còn sở hữu vị trí đắt giá nằm trong “tứ giác du lịch”: Đà Lạt, Vũng Tàu, Cam Ranh - Nha Trang, TP.HCM. Tỉnh Bình Thuận hiện nay cũng đang đẩy nhanh việc nâng cấp hạ tầng giao thông đường bộ, đường biển, sân bay… để nâng cao tính kết nối khu vực của tỉnh.
Bên cạnh đó, với chính sánh thu hút đầu tư mạnh mẽ, La Gi đang thu hút dòng vốn đầu tư lớn với loạt dự án tỷ đô. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận, thị xã La Gi hiện có 40 dự án đầu tư du lịch còn hiệu lực với tổng diện tích khoảng 565 ha, tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 3.411 tỷ đồng.
Sự bứt phá hạ tầng đồng thời giúp thị trường BĐS La Gi “nóng lên” trong thời gian gần đây. Một số dự án đất nền có giá trị giao dịch thứ cấp tăng gấp 2-3 lần. Ở những vị trí thuận tiện kinh doanh, giá nhà đất đạt từ 35 - 60 triệu đồng/m2. Dù vậy, mức giá này vẫn được các chuyên gia đánh giá khá “mềm” khi so với Nha Trang, Đà Nẵng, Mũi Né... Đây được xem là cơ hội hấp dẫn cho nhà đầu tư, bởi trong tương lai khi loạt hạ tầng nâng cấp, sức bật tăng giá ở La Gi là điều dễ nhận thấy.
Hiện nay, một số chủ đầu tư cũng đã phát triển những dự án khu đô thị quy mô, hiện đại theo mô hình phức hợp vừa ở - kinh doanh - cho thuê - nghỉ dưỡng, mở ra cơ hội đầu tư sinh lời.