Logistics – ngành tiềm năng dành cho 'thế hệ Z' năng động
Phát triển dịch vụ logistics sẽ đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nền kinh tế. Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia.
Theo nghiên cứu, đối với những nước phát triển như Mỹ và Nhật logistics đóng góp khoảng 10% GDP. Đối với những nước kém phát triển thì tỷ lệ này có thể cao hơn 30%. Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng giảm được chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Vì sao logistics ngày càng quan trọng?
Logistics giúp giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ … logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã thành công lớn nhờ có chiến lược và hoạt động logistics đúng đắn. Nhưng cũng không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại vì có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics như: chọn sai vị trí, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả…
Ngoài ra logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketting. Chính logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào thời điểm thích hợp. Sản phẩm, dịch vụ chỉ có thể làm thỏa mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời hạn, địa điểm quy định. Phát triển dịch vụ logistics một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay.
Sự phát triển của Logistics tại Việt Nam
Hiện nay, dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm khoảng từ 15-20% GDP. Trong đó, chi phí logistics chiếm khoảng 316,3 - 421,8 tỷ USD. Đây là một khoản tiền rất lớn. Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất trong logistics vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng đã là một thị trường dịch vụ khổng lồ. Vì vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho dịch vụ logistics tại Việt Nam đang trở nên ngày càng “khan hiếm”. Theo dự báo của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam thì trong 3 năm tới các doanh nghiệp dịch vụ logistics cần thêm 18.000 lao động mới và các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ cũng cần trên cả triệu nhân sự có chuyên môn về logistics.
Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực Logistics tại Việt Nam và các nước trong khu vực, từ năm 2017, Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu (BVU) là một trong các trường đại học đầu tiên của cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đào tạo trình độ đại học. Đến thời điểm này, toàn quốc có 15 trường đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.
Tại BVU, ngành Logistics không chỉ có đội ngũ giảng viên là những chuyên gia đầu ngành Logistics tại Việt Nam mà còn là những Tổng giám đốc, giám đốc các công ty, doanh nghiệp Logistics trực tiếp tham gia giảng dạy. Đầu tiên phải kể đến TS Mai Xuân Thiệu, cố vấn Khoa Kinh tế - Luật – Logistics. Có thể nói, TS Mai Xuân Thiệu là người đặt nền móng cho ngành Logistics Việt Nam - gắn bó cùng BVU trong những bước đường đầy tự hào. Không chỉ giảng dạy tại BVU, TS Mai Xuân Thiệu đã tích cực tham gia vận động thành lập và hiện nay TS Thiệu là Trưởng ban vận động thành lập Hiệp hội đào tạo Logistics Việt Nam. Với chiếc la bàn chuyên môn trong tay cùng nhiều năm kinh nghiệm chinh chiến trong lĩnh vực Logistics khó nhằn, chắc chắc TS Mai Xuân Thiệu sẽ có rất nhiều góc nhìn thú vị và bổ ích dành cho các bạn học sinh còn đang phân vân với ngành học này.
Chính vì vậy, ngoài kiến thức trên giảng đường, sinh viên Logistics tại BVU còn được thực tế, thực tập tại chính các Doanh nghiệp do thầy cô mình phụ trách. Nhiều sinh viên BVU đã có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Đó là Lê Kỹ Hồng (sinh viên khóa 2014) hiện là Control Cargo, Cảng Container Quốc tế SP - SSA (SSIT); Nguyễn Thị Hậu (sinh viên khóa 2015) hiện là nhân viên Phòng Khai thác, bộ phận lập kế hoạch, đội lập kế hoạch tàu – Công ty TNHH Cảng Quốc Tế Cái Mép (CMIT); Mai Thị Kim Thanh (sinh viên khóa 2016) hiện là nhân viên Gate clerk, Cảng Container Quốc tế SP - SSA (SSIT)… Cũng trong chương trình học, BVU còn phối hợp với các Công ty Logistics tại Bà Rịa – Vũng Tàu và TP.Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hội thảo trao đổi kinh nghiệm, các ngày hội tuyển dụng thực tập sinh làm việc ngay trong thời gian còn học tại trường.
Với thu nhập bình quân đối với sinh viên mới ra trường từ 400 đến 600USD/người/tháng, người lao động đã qua đào tạo trong lĩnh vực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng hứa hẹn sẽ được săn đón tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, vận tải, cảng biển… không chỉ tại Việt Nam, mà còn trong khu vực và trên thế giới với nhiều cơ hội việc làm như: Quản lý chuỗi cung ứng; Khai thác cảng biển, sân bay quốc tế; Quản lý giao nhận vận tải quốc tế; Nghiệp vụ xuất nhập khẩu; Quản lý kinh doanh hàng hải quốc tế…
5 lý do lựa chọn học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại BVU
Trúng tuyển dễ dàng với 5 phương thức xét tuyển Đại học chính quy
Môi trường sống, học tập hiện đại bậc nhất cả nước
Cơ hội học tập, nghiên cứu với các giảng viên là chuyên gia hàng đầu về Logistics tại Việt Nam
Nhiều cơ hội tham quan thực tế, thực tập tại các Cảng biển lớn nhất Việt Nam
Thị trường việc làm rộng mở tại Bà Rịa – Vũng Tàu, cả nước và Quốc tế
Năm 2020, BVU tuyển sinh ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng với 4 chuyên ngành đào tạo gồm: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng; Tổ chức quản lý cảng – Xuất nhập khẩu – Giao nhận vận tải quốc tế; Quản lý dịch vụ vận tải; Thương mại điện tử.
Ngành Logistisc và Quản lý chuỗi cung ứng xét tuyển với 4 tổ hợp môn gồm:
A00: Toán, Vật lý, Hóa học
C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
C01: Ngữ văn, Toán, Vật lý
D01: Ngữ văn, Toán, tiếng Anh
Ngay lúc này, với điểm xét tuyển học bạ là 18 điểm, thí sinh đăng ký xét tuyển ngành Logistics tại: https://tuyensinh.bvu.edu.vn/nganh-logistics-va-quan-ly-chuoi-cung-ung/