Nhím có bộ lông gồm khoảng 30.000 gai nhọn để giúp bảo vệ nhím khỏi các kẻ thù, nhưng chiếc “áo khoác” độc nhất vô nhị này lại khiến nhím lợi bất cập hại. Nó cũng có thể bị chính lông của mình đâm thương tích.
Chim công có cái đuôi rộng hơn 2,4m và có hơn 200 lông, trông rực rỡ nhất thế giới động vật. Nhưng đuôi sặc sỡ không phải là tốt bởi sở hữu bộ lông này, chúng sẽ có nhiều mảng ghép ở phần đuôi, khiến nó gặp rắc rối khi cất cánh bay nếu muốn chạy trốn những kẻ săn mồi.
Hổ trắng Bengal sở hữu màu lông khác biệt so với những loài hổ khác, nguyên nhân do gen đột biến gây ra. Bộ lông quá khác biệt khiến nó rất khó khăn khi trộn lẫn trong rừng, dễ bị phát hiện khi di chuyển.
Sư tử sở hữu những chiếc bờm “đỏm dáng” bao phủ quanh đầu. Nhưng sắc độ của bờm lại quyết định đến sức khỏe của loài này, bờm càng ngăm đen thì chứng tỏ sư tử được thư giãn, ăn uống tốt và có ít ký sinh trùng. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc thu hút ánh nắng mặt trời nhiều hơn.
Cá bảy màu có lớp da khá sặc sỡ, gồm các vết đốm, chấm và sọc đủ màu sắc, là công cụ để thu hút cá khác giới, nhưng đồng thời cũng thu hút sự chú ý của những động vật ăn thịt.
Loài chim "đặc biệt" Ngải Thảo Tùng Kê (Sage Grouse) được trang bị hai túi khí màu vàng bên dưới bộ lông, khi túi khí đầy nó sẽ vỗ thành tiếng phát ra xa tới gần 5m, là một gợi ý thu hút cho những động vật ăn thịt.
Lợn Babirusa ở đảo Sulawesi, Indonesia có răng nanh phát triển đâm xuyên qua vòm mõm của nó trông kỳ dị. Chiếc răng nanh quái dị cứ phát triển, nó có thể uốn cong và đâm ngập vào não của con lợn rất nguy hiểm.
Loài hươu sở hữu bộ gạc có thể rộng tới hơn 2m và nặng trên dưới 36kg. Bộ gạc được sử dụng như một sự thể hiện sức mạnh tranh giành lãnh thổ, nhưng khi đó nó rất dễ bị ngoắc gạc vào nhau, khó gỡ ra để chạy trốn kẻ săn mồi.