Lợi nhuận căn hộ tại TP. Hồ Chí Minh trong năm 2023 lên đến 13,6%
Ông Troy Griffiths - Phó giám đốc điều hành Savills Việt Nam cho biết, lợi nhuận căn hộ tại TP. Hồ Chí Minh (tổng lợi nhuận của sự tăng trưởng vốn và lợi suất thuê) trong năm 2023 dao động từ 2,9% đến 13,6%.
Lợi nhuận căn hộ vẫn tăng trong giai đoạn đầy thách thức
Theo ông Troy Griffiths, các căn hộ tại TP. Hồ Chí Minh trong năm 2023 đã mang lại một khoảng lợi nhuận tổng từ 2,9% đến 13,6% (tổng lợi nhuận của sự tăng trưởng vốn và lợi suất thuê).
Đây là một hiệu suất khá êm dịu trong một giai đoạn khó khăn của thị trường. Quan trọng, bất động sản là một kênh đầu tư dài hạn và nên được đo lường trong một khoảng thời gian ổn định dài hạn ít nhất là từ 5 đến 10 năm.
Các phân khúc tài sản khác cũng có hiệu suất êm dịu tương tự. Đây là kết quả của sự suy yếu của nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu trong nước giảm.
Tuy nhiên, dài hạn những yếu tố nền tảng cơ bản của Việt Nam như tăng trưởng thu nhập trung bình, dân số đông đảo và quá trình đô thị hóa sẽ là những động lực chính cho bất động sản nhà ở.
Hơn nữa, Việt Nam một trong những mức chi tiêu dành cho cơ sở hạ tầng cao nhất trong khu vực (6% của GDP), điều này sẽ thay đổi cách sử dụng bất động sản, vì vậy các nhà đầu tư nên theo sát với những những tác động quan trọng này.
Ông Paul Tostevin - Giám đốc nghiên cứu toàn cầu Savills nhận định, sau một vài năm hoạt động sụt giảm, quá trình phục hồi của ngành bất động sản toàn cầu sẽ diễn ra một cách ổn định, với đà tăng trưởng gia tăng vào nửa sau năm 2024.
Nhiều phân tích đều cho thấy hoạt động đầu tư toàn cầu sẽ diễn ra tích cực hơn trong quý ba năm sau, được thúc đẩy bởi một số thị trường lớn, bao gồm cả Mỹ và Anh.
“Những động lực mạnh mẽ của nhu cầu và nguồn cung hạn chế đang là trợ lực đáng kể cho tiềm năng đầu tư trong các lĩnh vực nhỏ và ít thanh khoản như trung tâm dữ liệu, khoa học về không gian sống và giáo dục” - ông Paul Tostevin nói.
Mặc dù có những thách thức riêng song phân khúc văn phòng chất lượng cao vẫn được xem là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư cho chiến lược cốt lõi, đặc biệt là tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo sau là ngành logistics ở hầu hết các thị trường.
Những nhà đầu tư tìm kiếm đang cơ hội có thể cân nhắc đến những loại bất động sản có tiềm năng phát triển và chuyển đổi mục đích sử dụng. Nhóm này bao gồm việc chuyển đổi văn phòng thành các cơ sở tiện ích về không gian sống hoặc lưu trú, hoặc cải tạo các trung tâm mua sắm cũ.
Đầu tư vào hạ tầng, ngành logistics hưởng lợi lớn
Theo Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLBA), ngành logistics của Việt Nam tăng trưởng 15% trong năm 2022.
Việt Nam có một trong những ngành logistics phát triển nhanh nhất trên thế giới. Ngành này đã phát triển nhanh chóng theo sự tăng trưởng của nền kinh tế, thương mại, sản xuất gia tăng giá trị cao và sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu đang thúc đẩy sự gia tăng của thương mại điện tử. Những nguyên nhân chính đẩy mạnh thị trường kho tại Việt Nam vẫn là bán lẻ/thương mại điện tử, dịch vụ cung cấp logistics và sản xuất.
Báo cáo về Chỉ số kinh doanh điện tử (EBI) Việt Nam 2023 do Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) thực hiện cho thấy, doanh thu bán lẻ thương mại điện tử tăng từ 8 tỷ USD vào năm 2018 lên 16,4 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến sẽ tăng thêm 25% lên 20 tỷ USD vào cuối năm.
Hơn nữa, sản xuất vẫn là nguồn FDI lớn nhất theo nhiều, thúc đẩy nhu cầu về không gian kho logistics quan trọng, đặc biệt là gần trung tâm thành phố và các hệ thống cảng chính.
Ông John Campbell - Phó giám đốc dịch vụ công nghiệp Savills Việt Nam chỉ ra, vẫn còn nhiều hạn chế trong ngành logistics tại Việt Nam cần được giải quyết.
Trong đó, ngành này phân mảnh thành nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động độc lập; thiếu sự phối hợp và tiêu chuẩn hóa, từ đó gây tăng chi phí.
Đối với công nghệ, việc ít sử dụng hóa số và chuyên môn kỹ thuật đồng nghĩa với việc tiêu chuẩn dịch vụ không đạt đến tiềm năng đầy đủ; tính theo dõi kém, quản lý hàng tồn kho kém và giao hàng trễ.
Về hạ tầng, mặc dù Việt Nam đang đầu tư mạnh vào hạ tầng logistics, nhưng vẫn chưa đạt đến tiêu chuẩn quốc tế do tập trung chủ yếu vào mạng lưới đường bộ. Giao thông đường bộ chiếm 74% thị phần giao thông, trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu lớn đối với giao thông biển.
Ngoài ra, quy trình quản lý vẫn phức tạp và rườm rà cùng yêu cầu cấp phép nghiêm ngặt đã làm chậm lại sự phát triển của ngành logistics.
“Thế nhưng, thực tế, sự phân mảnh của lĩnh vực này tạo ra cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các công ty quỹ tư nhân và nhà đầu tư. Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành logistics được đánh giá là bền vững nhờ vào sự mở rộng liên tục trong ngành sản xuất do sự sản xuất gia tăng giá trị cao và dân số tầng lớp trung lưu ngày càng tăng”, ông John Campbel cho hay.