Lợi thế thị trường bất động sản mới nổi
Thời gian gần đây, dường như thị trường bất động sản TPHCM nhường lại sự 'năng động, hấp dẫn' cho một số tỉnh thành lân cận như Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương…
TPHCM từ lâu vẫn luôn là đầu tàu cho cả thị trường bất động sản phía Nam. Tuy nhiên, thời gian qua, giá bất động sản tại TPHCM không ngừng tăng giá, điều này theo các chuyên gia là câu chuyện mang tính tất yếu, bởi nhu cầu nhà ở luôn vượt gấp nhiều lần nguồn cung, đó là chưa kể trong suốt thời gian qua, hầu như nguồn cung bị “bó chân” bởi thủ tục bị siết chặt. Chính vì giá tăng quá cao, nên câu chuyện đầu tư bất động sản tại thị trường TPHCM đang có nhiều rủi ro và vượt quá khả năng của nhiều nhà đầu tư có nguồn vốn tầm trung.
Theo phân tích của các chuyên gia, nếu nói TPHCM trung tâm số 1 của cả thị trường bất động sản phía Nam thì “sân sau” của trung tâm số 1 này sẽ là các tỉnh lân cận nằm trong vùng tứ giác kinh tế phía Nam như Bình Dương, Long An, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu. Nhiều năm trở lại đây, các thị trường bất động sản vùng phụ cận trên có sự phát triển mạnh. Nhiều nơi chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục, giá bất động sản tăng cao khắp nơi.
Ghi nhận cho thấy, đã có không ít nhà đầu tư “trúng đậm” nhờ đầu tư đúng hướng, nhưng trên thực tế cũng có không ít nhà đầu tư ngậm “trái đắng” vì đầu tư theo phong trào, thiếu tính toán, phân tích thị trường, đặc biệt là thời gian gần đây và dự báo sắp tới, màn sương bao phủ trên thị trường dần tan, cơ hội hay rủi ro cũng đang dần hiện hữu.
Trong khi những người đầu tư theo kiểu “đón gió” dón nhận nhiều rủi ro, chiều ngược lại nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường đã “trúng đậm”, nhờ đầu tư có tính toán, phân tích chu đáo.
Anh Giang, một nhà đầu tư bất đông sản chuyên nghiệp ở TPHCM chia sẻ, nguyên tắc đầu tư bất động sản của anh là không đầu tư theo phong trào mà luôn có sự tính toán rất kỹ với phân khúc chính là đất nền, nhà phố, an toàn về yếu tố quy hoạch và pháp lý. Gần đây 2 thị trường được nhiều nhà đầu tư quan tâm là Long Thành của Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu, bởi đây là những thị trường có nhiều tiềm năng, thời gian qua không có sự tăng nóng nên dư địa phát triển còn rất lớn.
Theo phân tích, Long An và Bình Dương có có sự phát triển trước và đang bước vào giai đoạn bão hòa. Riêng Đồng Nai, nhất là khu vực quanh sân bay Long Thành và Bà Rịa Vũng Tàu được định vị sẽ trở thành “bệ phóng” chủ lực cho cả thị trường bất động sản phía Nam trong nhiều năm tới.
Phân tích ở góc độ nên đầu tư vào đầu trong bối cảnh thị trường đang có sự đan xen giữa cơ hội và thách thức, ông Dương Minh Tiến, Tổng giám đốc Công ty Việt Holdings, cho rằng, trong bất cứ thị trường nào cũng đều tồn tại 2 mặt cơ hội và rủi ro.
“Tuy nhiên, theo tôi trong bối cảnh thị trường hiện nay, nguyên tắc mà các thành viên tham gia thị trường hướng đến là sản phẩm bất động sản phải đạt được 2 yếu tố: an toàn trong hiện tại, và tiềm năng thật sự trong tương lai. An toàn trong hiện tại nghĩa là sản phẩm đó phải được phát triển bởi các doanh nghiệp uy tín, có quy hoạch và pháp lý rõ ràng. Còn tiềm năng trong tương lai chính là các yếu tố tác động như hạ tầng, tầm nhìn quy hoạch và chiến lược phát triển vùng. Thời gian tới, phân khúc bất động sản liền thổ vẫn sẽ là kênh đầu tư “vua” của thị trường, còn xét về khu vực, Long Thành và Bà Rịa Vũng Tàu vẫn sẽ là khu vực có nhiều dư địa phát triển hơn cả” - ông Tiến cho biết.