Hòa Thân (1750 - 1799) là một trong những tham quan khét tiếng nhất trong lịch sử nhà Thanh cũng như phong kiến Trung Quốc. Là người thông minh, có tài, giỏi xu nịnh, đoán ý vua Càn Long, Hòa Thân thăng tiến nhanh trong quan trường.
Với quyền lực lớn trong tay và được hoàng đế Càn Long "che chở", trọng dụng, tham quan Hòa Thân dùng nhiều thủ đoạn để tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức... Nhờ đó, viên quan này tích cóp được số của cải khổng lồ, tận hưởng cuộc sống xa hoa.
Sau khi vua Càn Long băng hà năm 1799, Hòa Thân mất chỗ dựa vững chắc. Chỉ vài ngày sau khi vua cha qua đời, hoàng đế Gia Khánh công bố 20 tội lớn Hòa Thân. Theo đó, tham quan này bị bắt giữ và triều đình tịch thu gia sản của Hòa Thân.
Ước tính, số của cải tìm thấy trong phủ Hòa Thân tương đương với nguồn thu thuế của chính quyền nhà Thanh trong 15 năm.
Vua Gia Khánh ban tội chết cho Hòa Thân nhưng cho phép chết toàn thây. Theo đó, vào ngày 22/2/1799, tham quan này tự sát. Trước khi qua đời, Hòa Thân đã trăn trối, căn dặn con cháu 2 điều.
Nhờ làm theo lời dặn của Hòa Thân, hậu duệ của tham quan này không bị liên lụy, sống bình an vô sự trong hơn hàng trăm năm tiếp theo.
Lời trăn trối đầu tiên mà Hòa Thân căn dặn con cháu là về gia phả. Là người thông minh, tham quan này biết rõ nếu triều đình nắm được gia phả của dòng họ thì con cháu sẽ có thể gặp họa sát thân. Vì vậy, ông yêu cầu con cháu tiêu hủy gia phả.
Khi gia phả không còn, triều đình sẽ không thể xác định được dòng họ của Hòa Thân có bao nhiêu người, tên tuổi cụ thể như thế nào. Thêm nữa, triều đình nhà Thanh cũng sẽ cho rằng gia tộc của Hòa Thân không có sức ảnh hưởng, quyền lực lớn.
Lời trăn trối thứ hai của Hòa Thân là căn dặn con cháu không xây từ đường. Nếu hậu duệ của tham quan này xây từ đường thì hàng năm sẽ tới tế lễ. Khi đó, hoàng đế và triều đình nhà Thanh sẽ có thể tìm ra các hậu duệ và "diệt cỏ tận gốc".
Con cháu của Hòa Thân làm theo 2 lời trăn trối trên. Nhờ vậy, họ sống bình an vô sự trong suốt vài thế kỷ sau. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Bất ngờ với sáng chế để đời của Hòa Thân được dùng đến ngày nay.
Tâm Anh (TH)