'Lớp bình dân học vụ' trên rẻo cao của thầy giáo quân hàm xanh

Hơn 20 năm nay, Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Lò Văn Thoại vẫn miệt mài với công tác xóa mù chữ cho bà con dân tộc ở các xã vùng cao của huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Với thành phần 'học sinh' đa dạng, những tiết học của người cán bộ Đồn biên phòng Nậm Lạnh được đồng chí, đồng đội và bà con trong vùng gọi vui là 'lớp bình dân học vụ'.

Là người dân tộc Lào, sinh ra và lớn lên ở bản Mường Và, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, cho nên từ nhỏ Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Lò Văn Thoại đã canh cánh ước mơ "gieo chữ" trên rẻo cao. Sau này, khi đã trở thành cán bộ Đội vận động quần chúng, anh vẫn hết lòng theo đuổi ước mơ xóa mù chữ cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Trong ảnh: Đêm đã khuya, nhưng đồng chí Lò Văn Thoại vẫn miệt mài soạn giáo án giảng dạy sau giờ làm việc.

Là người dân tộc Lào, sinh ra và lớn lên ở bản Mường Và, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, cho nên từ nhỏ Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Lò Văn Thoại đã canh cánh ước mơ "gieo chữ" trên rẻo cao. Sau này, khi đã trở thành cán bộ Đội vận động quần chúng, anh vẫn hết lòng theo đuổi ước mơ xóa mù chữ cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Trong ảnh: Đêm đã khuya, nhưng đồng chí Lò Văn Thoại vẫn miệt mài soạn giáo án giảng dạy sau giờ làm việc.

Mỗi tối, từ 19 giờ đến khoảng 21 giờ 30 phút, "lớp bình dân học vụ" của "thầy Thoại" lại sáng đèn. Từ cách xa hàng trăm mét, người đi đường đã có thể nghe thấy tiếng ê a đánh vần từ trong lớp phát ra văng vẳng giữa núi rừng trùng điệp.

Mỗi tối, từ 19 giờ đến khoảng 21 giờ 30 phút, "lớp bình dân học vụ" của "thầy Thoại" lại sáng đèn. Từ cách xa hàng trăm mét, người đi đường đã có thể nghe thấy tiếng ê a đánh vần từ trong lớp phát ra văng vẳng giữa núi rừng trùng điệp.

"Học sinh" của lớp là bà con các dân tộc H'Mông, Thái, Lào... Trong đó, không ít người đã có cháu nội, ngoại nhưng vẫn hằng ngày chăm chỉ tới lớp. Chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân, bà con cho biết: Các buổi học thường có đủ 100% sĩ số lớp bởi không ai muốn bỏ lỡ dù chỉ 1 tiết học, nhất là khi thầy giáo không bao giờ vắng dạy.

"Học sinh" của lớp là bà con các dân tộc H'Mông, Thái, Lào... Trong đó, không ít người đã có cháu nội, ngoại nhưng vẫn hằng ngày chăm chỉ tới lớp. Chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân, bà con cho biết: Các buổi học thường có đủ 100% sĩ số lớp bởi không ai muốn bỏ lỡ dù chỉ 1 tiết học, nhất là khi thầy giáo không bao giờ vắng dạy.

Nhiều học viên trong lớp học đặc biệt này đã phải dùng kính lão, cho biết ngoài giờ học vẫn thường chơi đố vui về chữ cái với cháu nội, cháu ngoại ở nhà mặc dù khi mới đến lớp thì rất xấu hổ, ngại ngùng.

Nhiều học viên trong lớp học đặc biệt này đã phải dùng kính lão, cho biết ngoài giờ học vẫn thường chơi đố vui về chữ cái với cháu nội, cháu ngoại ở nhà mặc dù khi mới đến lớp thì rất xấu hổ, ngại ngùng.

Cách đây 20 năm, Đại úy Lò Văn Thoại bắt đầu vận động người dân địa phương đến lớp xóa mù chữ và lập tức bị từ chối thẳng thừng. Nhiều gia đình thậm chí còn không tiếp chuyện vì cho rằng "học chữ, học viết không để làm gì, cuối cùng cũng đi làm nương".

Cách đây 20 năm, Đại úy Lò Văn Thoại bắt đầu vận động người dân địa phương đến lớp xóa mù chữ và lập tức bị từ chối thẳng thừng. Nhiều gia đình thậm chí còn không tiếp chuyện vì cho rằng "học chữ, học viết không để làm gì, cuối cùng cũng đi làm nương".

Rút kinh nghiệm từ những lần bị mời về ngay ở ngưỡng cửa nhà bà con, người cán bộ biên phòng bắt đầu áp dụng nguyên tắc "4 cùng", nghĩa là "cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc". Trong quá trình vận động, anh kiên trì giảng giải để người dân vùng cao hiểu rõ hơn những thuận lợi từ việc biết đọc, biết viết để vươn lên thoát nghèo.

Rút kinh nghiệm từ những lần bị mời về ngay ở ngưỡng cửa nhà bà con, người cán bộ biên phòng bắt đầu áp dụng nguyên tắc "4 cùng", nghĩa là "cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc". Trong quá trình vận động, anh kiên trì giảng giải để người dân vùng cao hiểu rõ hơn những thuận lợi từ việc biết đọc, biết viết để vươn lên thoát nghèo.

Với mỗi "học sinh", Đại úy Lò Văn Thoại đều coi như người nhà. Không những luôn ân cần chỉ bảo, anh còn thường xuyên động viên, tạo không khí thân mật, gần gũi và hứng khởi cho mỗi tiết học. Dần dần, bà con quen miệng gọi anh đầy trìu mến là "thầy giáo Thoại".

Với mỗi "học sinh", Đại úy Lò Văn Thoại đều coi như người nhà. Không những luôn ân cần chỉ bảo, anh còn thường xuyên động viên, tạo không khí thân mật, gần gũi và hứng khởi cho mỗi tiết học. Dần dần, bà con quen miệng gọi anh đầy trìu mến là "thầy giáo Thoại".

Theo Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Lò Văn Thoại, việc "đứng lớp" trước nhiều thành phần học sinh đa dạng dân tộc, tuổi tác, giới tính... là không hề đơn giản. Với những "học sinh" lớn tuổi, anh thường phải kiên trì hơn các em nhỏ dù ai cũng ham học, chăm chỉ tới lớp.

Theo Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Lò Văn Thoại, việc "đứng lớp" trước nhiều thành phần học sinh đa dạng dân tộc, tuổi tác, giới tính... là không hề đơn giản. Với những "học sinh" lớn tuổi, anh thường phải kiên trì hơn các em nhỏ dù ai cũng ham học, chăm chỉ tới lớp.

Nhờ sự nhẫn nại, khéo léo và tình cảm chân thành của người thầy giáo quân hàm xanh, "học sinh" trong lớp tiến bộ rất nhanh chóng. Chỉ trong vài tháng, bà con đã cơ bản biết đọc, biết viết. Từ đó, "thầy Thoại" bắt đầu lồng ghép những nội dung tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng dân tộc thiểu số vào bài giảng.

Nhờ sự nhẫn nại, khéo léo và tình cảm chân thành của người thầy giáo quân hàm xanh, "học sinh" trong lớp tiến bộ rất nhanh chóng. Chỉ trong vài tháng, bà con đã cơ bản biết đọc, biết viết. Từ đó, "thầy Thoại" bắt đầu lồng ghép những nội dung tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng dân tộc thiểu số vào bài giảng.

Biết đọc, biết viết, bà con bắt đầu hiểu hơn các chương trình truyền hình, nhất là các kênh khuyến nông, trao đổi kiến thức nuôi trồng. Nhiều người còn chăm chỉ đọc thêm tài liệu nông nghiệp trên các thiết bị thông minh để áp dụng vào đời sống sản xuất hằng ngày.

Biết đọc, biết viết, bà con bắt đầu hiểu hơn các chương trình truyền hình, nhất là các kênh khuyến nông, trao đổi kiến thức nuôi trồng. Nhiều người còn chăm chỉ đọc thêm tài liệu nông nghiệp trên các thiết bị thông minh để áp dụng vào đời sống sản xuất hằng ngày.

Đến với "lớp bình dân học vụ" của Đại úy Thoại những ngày này, có thể dễ dàng cảm nhận không khí thân mật, ấm cúng như một gia đình, bất chấp thời tiết đã bắt đầu trở lạnh.

Đến với "lớp bình dân học vụ" của Đại úy Thoại những ngày này, có thể dễ dàng cảm nhận không khí thân mật, ấm cúng như một gia đình, bất chấp thời tiết đã bắt đầu trở lạnh.

Trong lớp học, những nụ cười tươi thường trực trên môi các "học sinh" dù ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Từ lớp học, đã có những người trở thành cán bộ thôn, bản, được bà con tín nhiệm, tin tưởng và đặt trọng trách.

Trong lớp học, những nụ cười tươi thường trực trên môi các "học sinh" dù ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Từ lớp học, đã có những người trở thành cán bộ thôn, bản, được bà con tín nhiệm, tin tưởng và đặt trọng trách.

Được biết, Đại úy Lò Văn Thoại đã nhiều lần được Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học tỉnh Sơn La trao tặng bằng khen, Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La tuyên dương "Chiến sĩ tiên tiến". Mới đây, anh vừa trở thành đại biểu chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2024 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức.

Được biết, Đại úy Lò Văn Thoại đã nhiều lần được Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học tỉnh Sơn La trao tặng bằng khen, Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La tuyên dương "Chiến sĩ tiên tiến". Mới đây, anh vừa trở thành đại biểu chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2024 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức.

LINH PHAN

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/anh-lop-binh-dan-hoc-vu-tren-reo-cao-cua-thay-giao-quan-ham-xanh-post842273.html