Lựa chọn ngành học mới: Tránh chạy theo tâm lý đám đông
Năm 2025, nhiều trường đại học tiếp tục chủ động mở các ngành học mới, cập nhật chương trình đào tạo để đón đầu xu thế phát triển của xã hội. 'Làn sóng' mở ngành học mới được kỳ vọng sẽ giúp người học có thêm có hội để tiếp cận, thử sức ở các lĩnh vực mới, được dự báo là có nhiều dư địa để phát triển hoặc sẽ 'bùng nổ' trong tương lai.
Tuy vậy, trước xu hướng ngành học mới đang “nở rộ”, người họccũng cần tìm hiểu kỹ để đưa ra lựa chọn phù hợp; tránh cảm tính hay chạy theođám đông trong lựa chọn ngành nghề.
“Đón” đầu xu thế nhu cầu xã hội
Năm nay, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội mở thêm một số ngành họcmới liên quan đến nghệ thuật và thiết kế hay còn gọi là mỹ thuật ứng dụng gồm:Thiết kế công nghiệp, thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang. Ngoài ra, nhà trườngcũng mở thêm các ngành như Đường sắt tốc độ cao và Đường sắt đô thị; Quản lýtài sản; An toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Xuất hiện nhiều ngành học mới, thêm nhiều cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Ảnh minh họa
ĐH Bách Khoa Hà Nội mở thêm hệ kỹ sư chuyên sâu về ôtô số đâùtiên tại Việt Nam nhằm phát triển ngành công nghiệp ôtô và phần mềm dành choôtô. Tương tự, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng mở 5 ngành mới gồm: Công nghệ sinhhọc, Xã hội học, Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam. ĐH Kinh tế Quốc dân mở 2 ngànhmới là Quan hệ lao động và Luật thương mại quốc tế. Trường ĐH Anh quốc Việt Nammở thêm các ngành học mới như: Sản xuất phim và truyền thông; Khoa học dữ liêụvà phân tích kinh doanh; Quản trị đổi mới kỹ thuật số; Kỹ thuật phần mềm; Quảntrị du lịch; Quản trị và tổ chức sự kiện. Theo đại diện nhà trường, ngành Sảnxuất phim và Truyền thông được thiết kế với định hướng quốc tế, tích hợp chặtchẽ giữa nền tảng học thuật vững chắc và trải nghiệm thực tiễn toàn diện. Mụctiêu của chương trình hướng tới việc đào tạo một thế hệ sáng tạo mới có khảnăng giữ vai trò chủ chốt tại thị trường Việt Nam, Đông Nam Á và xa hơn nưãtrên bình diện quốc tế trong lĩnh vực này.
Dựa trên nhu cầu tại các bệnh viện, Trường ĐH Y Hà Nội cũngdự kiến mở thêm ngành Công tác xã hội và Kỹ thuật hình ảnh y học. Trường ĐH Sưphạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh mở thêm một số ngành học mới: Dinh dưỡng và Khoa họcthực phẩm, Quản lý tài nguyên và môi trường; Công nghệ tài chính; Công nghệtruyền thông.
Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội mở thêm ngành Côngnghệ sinh học; Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông định hướng thiết kế vi mạch;Công nghệ vật liệu. Trường ĐH Thương mại mở thêm một số ngành thuộc nhóm địnhhướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế như: Quản trị thương hiệu; Kiểm toán tíchhợp chứng chỉ quốc tế, Kinh tế và Quản lý đầu tư; Quản trị hệ thống thông tin.Trường ĐH Mỏ-Địa chất cũng mở thêm một số ngành học mới Kỹ thuật vật liệu; Kỹthuật không gian; Quản lý đô thị và công trình; Quản lý tài nguyên khoáng sản.
Học viện Tài chính cũng dự kiến mở thêm một số ngành học mơínhư Khoa học dữ liệu trong tài chính; Trí tuệ nhân tạo trong tài chính; Thuế vàquản trị thuế; Kế toán công; Thẩm định giá và kinh doanh bất động sản; Kinh tếđầu tư. Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh dự kiến mở ngành Tài chính ngân hàng vàKinh doanh quốc tế. Trường ĐH Cần Thơ mở thêm các ngành học mới gồm: Đảm bảo chấtlượng và an toàn thực phẩm; Trí tuệ nhân tạo; Thú y chất lượng cao; Mạng máytính và truyền thông dữ liệu chất lượng cao; Luật dân sự và tố tụng dân sự…
Dựa vào các tiêu chí cốt lõi để chọn ngành phù hợp
TS Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học,cao đẳng Việt Nam cho rằng, xu hướng mở ngành là tất yếu và nằm trong chiến lượcphát triển của nhiều cơ sở giáo dục. Điều này giúp tạo sự cạnh tranh, thúc đâỷcác trường nâng cao chất lượng để thu hút người học. Người học cũng có nhiều lưạchọn hơn, nhất là những ngành học mới “đón đầu” nhu cầu thị trường lao động.
Tuy vậy, ông Khuyến cũng lưu ý thí sinh về việc hiện nay cómột số ngành học dù có tên gọi mới nhưng thực chất chỉ là “bình cũ rượu mới”.Do đó, thí sinh cần tìm hiểu kỹ về ngành học mà mình lựa chọn dựa trên các tiêuchí cốt lõi như sở trường, đam mê, cơ hội việc làm, tránh cảm tính hay chạytheo đám đông trong lựa chọn ngành học. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, ngươìhọc cũng cần trang bị tư duy “học tập suốt đời” và các kỹ năng mềm quan trọngkhác. Nếu người học vừa có nền tảng kiến thức chuyên môn tốt, cộng với kỹ năngcông nghệ, các kỹ năng mềm thì chắc chắn sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việctìm công việc phù hợp trong bối cảnh bùng nổ công nghệ như hiện nay. Hành trangmà giới trẻ cần chuẩn bị gồm các kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng công nghệ,ngoại ngữ, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh; kỹ năng làm việc nhóm,kỹ năng quản lý công việc và kỹ năng tự học.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn chia sẻ: Lựa chọnngành nghề không chỉ là quyết định cá nhân mà còn là cách các em góp phần xây dựngmột Việt Nam phát triển bền vững, hội nhập sâu rộng với thế giới. Vì vậy, cácem cần cân nhắc kỹ lưỡng, dựa trên đam mê, năng lực của bản thân và cả nhữngnhu cầu thực tiễn của xã hội. Trong bối cảnh các ngành học đang chịu sự tác độnglớn từ sự phát triển của công nghệ, các em học sinh hãy chủ động trang bị chomình những kỹ năng cần thiết như năng lực ngoại ngữ để hội nhập quốc tế, năng lựcsố để làm chủ công nghệ, tư duy phản biện để giải quyết vấn đề và tinh thần họctập suốt đời để không ngừng tiến bộ.
PGS.TS Lê Hữu Lập, nguyên Phó Giám đốc Học viện Công nghệBưu chính viễn thông thì cho rằng, đi đôi với việc mở rộng các ngành nghề đào tạođể đáp ứng thị trường lao động thì các cơ sở giáo dục đại học phải đặc biệt chúý đến chất lượng đào tạo. Mặc dù các thông tư, quy định của Bộ GD&ĐT về điêùkiện, trình tự thủ tục mở ngành đào tạo trình độ đại học hiện nay tương đối chặtchẽ. Tuy vậy, trên thực tế, ban đầu mở ngành mới các trường cũng gặp khó khăn,nhất là các trường không có sự liên thông ngành nghề giữa ngành mới các ngànhcũ mà họ đã đào tạo. Do đó, ngoài việc quản lý về đề án mở ngành đào tạo mới, lộtrình đảm bảo chất lượng đào tạo, Bộ GD&ĐT cũng cần tăng cường công tácthanh tra, giám sát và hậu kiểm theo chức năng nhiệm vụ để đảm bảo chất lượngđào tạo cũng như quyền lợi của người học.