Luôn thực hành bài học kinh nghiệm 'dân là gốc'

Là một đảng viên, người dân tộc Chăm, sau khi đọc bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, tôi rất tâm đắc đồng tình, nhất trí tất cả các nội dung. Ðặc biệt, tôi quan tâm đến bài học kinh nghiệm thứ năm: 'trong mọi công việc của Ðảng và Nhà nước, luôn xác định 'dân là gốc', thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân'.

Là một đảng viên, người dân tộc Chăm, sau khi đọc bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, tôi rất tâm đắc đồng tình, nhất trí tất cả các nội dung. Ðặc biệt, tôi quan tâm đến bài học kinh nghiệm thứ năm: "trong mọi công việc của Ðảng và Nhà nước, luôn xác định "dân là gốc", thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân".

Bài học "dân là gốc" là nền tảng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong điều kiện hiện nay, phát huy quyền làm chủ của nhân dân được coi là một biểu hiện tập trung của tư tưởng "dân là gốc", là một yếu tố bảo đảm sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Phải biến tư tưởng đó trở thành hiện thực, phải được thể hiện một cách sinh động, nhất quán trong hành động thực tiễn hằng ngày, hằng giờ của mỗi cán bộ, đảng viên. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ðảng với quan điểm "dân là gốc", hệ thống chính trị cơ sở ngày càng được tăng cường, dân chủ cơ sở được phát huy, vị thế của người dân ngày càng được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khởi sắc, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Ðể tiếp tục phát huy bài học kinh nghiệm "dân là gốc", cần tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, thể hiện bằng cách hướng dẫn, tạo cơ chế để nhân dân phát huy quyền làm chủ, giúp nhân dân thực hiện và được hưởng lợi chính đáng, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân ý thức về dân chủ, tạo điều kiện để nhân dân đồng thuận, tự giác thực hiện các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Quan điểm "dân là gốc", là quan tâm lợi ích chính đáng của nhân dân, dựa vào dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Do vậy, cán bộ, đảng viên phải có lối sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thật sự là công bộc của dân, là chỗ dựa và niềm tin yêu của nhân dân, sát dân, hiểu dân, tin dân. Chính quyền các cấp thường xuyên cụ thể hóa Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 1-7-2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Công khai những nội dung theo quy định để người dân được biết, bàn bạc, thảo luận, kiểm tra, giám sát bằng cách trực tiếp và thông qua đại biểu Quốc hội, HÐND các cấp, MTTQ, các đoàn thể, ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục duy trì và đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thường xuyên đối thoại với công dân để cấp ủy, chính quyền các cấp gần và hiểu dân hơn, tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại của nhân dân để hạn chế khiếu kiện kéo dài, đông người, vượt cấp, thực hiện tốt việc công khai các chương trình, dự án, giải tỏa, đền bù, hỗ trợ, tái định cư, định canh… bảo đảm phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân được hưởng lợi.

Thạc sĩ, Họa sĩ CHẾ KIM TRUNG

(Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp tỉnh Ninh Thuận)

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/luon-thuc-hanh-bai-hoc-kinh-nghiem-dan-la-goc--616998/