Lương Sơn khắc phục hậu quả do bão số 3: Đảm bảo an toàn cho người và phương tiện đi qua địa bàn

Tính đến 7h ngày 8/9, do ảnh hưởng của bão số 3 mực nước sông Bùi dâng cao, lúc 01h 00 ngày 8/9 tại trạm Lâm Sơn: 2.449cm trên mức báo động 3 là 99cm, gây ngập úng nhiều đoạn đường, công trình, nhà ở,… trên địa bàn các xã Cao Sơn, Tân Vinh, Nhuận Trạch và thị trấn Lương Sơn.

Tính đến 7h ngày 8/9, do ảnh hưởng của bão số 3 mực nước sông Bùi dâng cao, lúc 01h 00 ngày 8/9 tại trạm Lâm Sơn: 2.449cm trên mức báo động 3 là 99cm, gây ngập úng nhiều đoạn đường, công trình, nhà ở,… trên địa bàn các xã Cao Sơn, Tân Vinh, Nhuận Trạch và thị trấn Lương Sơn.

Cây đổ gây hỏng mái nhà ở xã Thanh Cao, Lương Sơn.

Cây đổ gây hỏng mái nhà ở xã Thanh Cao, Lương Sơn.

Trên địa bàn huyện Lương Sơn có 8 nhà bị tốc mái ở thị trấn Lương Sơn, Cao Sơn, Thanh Cao, Hòa Sơn, Cư Yên và xã Nhuận Trạch. 6 hộ có công trình phụ bị tốc mái ở xã Cao Sơn và Thị trấn Lương Sơn. Gió làm đổ 7 cột điện ở xã Cao Sơn, Cư Yên, Thị trấn Lương Sơn, hư hỏng 1 điểm đường dây hạ thế ở tiểu khu 3 thị trấn Lương Sơn. Mưa làm hỏng đoạn đường Phạm Văn Đồng. Ngập úng 4 đoạn đường tại Ngã 4 Đông Dương, đường từ cầu Đổ đi tiểu khu Mòng, cầu Bãi Sỏi, đường Quốc lộ 6 đoạn tiểu khu 4. Hư hỏng 200m2 mái che khu vui chơi của trẻ ở trường mầm non xã Nhuận Trạch, tốc mái vảy 1 lớp học Trường TH&THCS Cư Yên chi Gò Mè. 14 nhà ở xã Nhuận Trạch bị ngập úng và hàng trăm cây cối bị gãy, đổ, bật gốc tại các xã, thị trấn. Thiệt hại về nông nghiệp có khoảng 600 ha lúa, 300 ha hoa màu bị đổ, gãy rải rác ở các xã, thị trấn. Sạt lở 50m3 đất, đá ở xã Tân Vinh và Lâm Sơn.

Gió làm tốc mái trường mầm non Thành Lập, xã Liên Sơn.

Đồng chí Nguyễn Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trước bão số 3, Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành công điện, các văn bản chỉ đạo ứng phó cơn bão số 3. UBND các xã, thị trấn thực hiện tuyên truyền, vận động các hộ dân khu vực có nguy cơ sạt lở di dời đến nơi an toàn (Di dời 60 hộ đến nơi an toàn, trong đó: 43 hộ tại xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn; 1 hộ tại xóm Bằng Gà, xã Cao Sơn; 2 hộ tại xóm Vé, xã Tân Vinh; 13 hộ tại xóm Mỏ, TK9, TK3 thị trấn Lương Sơn, 1 hộ tại Đồng Kẹ, xã Cao Dương. Các lực lượng chức năng khắc phục, xử lý sự cố đất đá trôi dạt qua đường Trần Phú (đoạn gần ngã ba Bãi Lạng, tiểu khu 3, thị trấn Lương Sơn), đảm bảo an toàn giao thông, người và phương tiện qua lại được an toàn, không xảy ra tai nạn giao thông; nạo vét, khơi thông dòng chảy qua các ngầm, cống, triển khai giải pháp mở nắp cống thoát nước tại các khu dân cư để nước thoát nhanh; di chuyển tài sản đến các vị trí không có nguy cơ bị ngập; lắp đặt các biển báo cảnh báo tại các điểm nguy cơ ngập úng, sạt lở,…

Ngay sau bão các lực lượng chức năng xã Hòa Sơn, Lương Sơn triển khai lực lượng khắc phục hậu quả.

Ngay sau bão các lực lượng chức năng xã Hòa Sơn, Lương Sơn triển khai lực lượng khắc phục hậu quả.

Ngay sau bão lãnh đạo UBND huyện và các ban, ngành, đoàn thể kiểm tra tất cả địa bàn đánh giá mức độ thiệt hại của bão. Với những thiệt hại nhỏ thuộc thẩm quyền của xã, thị trấn thì giao cho Ban chi huy phòng chống lũ bão các xã, thị trấn khắc phục hậu quả. Chỉ đạo các xã, thị trấn thống kê các điểm xung yếu, thực hiện sơ tán người dân; cắm biển cảnh báo, bố trí lực lượng túc trực tại các điểm xung yếu; củng cố kiện toàn lực lượng xung kích của xã, thị trấn, đến tận thôn xóm; xây dựng phương án chủ động ứng phó, theo phương châm "4 tại chỗ” đảm bảo an toàn cho người, tài sản, vật nuôi... .UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ triển khai khắc phục hậu quả. Cụ thể: Nhà và công trình phụ bị tốc mái đã được địa phương cùng với gia đình bị ảnh hưởng nhanh chóng có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn.Cột điện và đường dây hạ thế đã được cơ quan điện lực Lương Sơn nhanh chóng xử lý, đảm bảo an toàn. Đối với diện tích lúa bị đổ đã được địa phương kiểm tra, rà soát thiệt hại và có phương án thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Chỉ đạo các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị khẩn trương xử lý các cây bị gãy đổ gây ảnh hưởng đến giao thông, lưới điện và các công trình khác đảm bảo nhanh gọn và an toàn. Tiếp tục triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng bị ngập úng tổ chức khơi thông dòng chảy, các vị trí nguy cơ bị tắc nghẽn. Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; bố trí lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố thông tuyến giao thông. Kiểm tra, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa đã đầy nước, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống; Tiếp tục rà soát các khu dân cư nằm phía hạ lưu các hồ chứa thủy lợi xung yếu để sẵn sàng di chuyển người dân khi có tình huống bất lợi. Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết để có các biện pháp ứng phó kịp thời với hoàn lưu sau bão.

Việt Lâm

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/11/193152/luong-son-khac-phuc-hau-qua-do-bao-so-3-dam-bao-an-toan-cho-nguoi-va-phuong-tien-di-qua-dia-ban.htm