Lưu ý khi chế biến tôm biển để đảm bảo dinh dưỡng

Nhiều người có thói quen ăn nhiều tôm vì nghĩ đây là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và còn tốt cho sức khỏe.

Tôm là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều đạm, vitamin và các nguyên tố vi lượng.

Trên thực tế, các chất dinh dưỡng có trong tôm như đạm, photpho, acid béo, canxi và các khoáng chất,… nếu hấp thụ quá nhiều sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng thậm chí dẫn đến tiêu chảy.

Theo nghiên cứu, người lớn chỉ nên ăn tối đa 100g tôm mỗi ngày và trẻ em dưới 4 tuổi chỉ nên ăn hạn chế ở mức 20g-50g thịt tôm tùy từng lứa tuổi. Ngoài ra, trong 100gr tôm có chứa tới 152mg cholesterol vì thế với những ai có hàm lượng cholesterol cao, máu nhiễm mỡ hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch thì không nên ăn nhiều tôm.

Dĩ nhiên, khi chế biến, nhiều chị em mắc phải sai lầm.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Giã đông tôm sai cách

Tôm cực kỳ dễ bị ươn, hỏng nên một khi mua tôm tươi về, chị em nên cố gắng chế biến trong vòng 24 tiếng. Trong trường hợp tôm được đánh bắt xa bờ, cần phải ướp đá lạnh để giữ độ tươi, chị em cần tránh mua tôm có mùi ammoniac hoặc sờ thấy mềm…

Việc cho thẳng tôm đông lạnh vào nước, hoặc tệ hơn là cho thẳng vào chảo xào, nướng sẽ làm cho tôm chín không đều. Cách rã đông tôm đơn giản nhất là cho vào một bát nước lạnh, hoặc xả nước nhẹ liên tục vào tôm, nó sẽ rã đông sau vài phút.

Nấu tôm quá kỹ

Khi chế biến món tôm, bạn không nên nêm gia vị quá nhiều bởi tôm vốn dĩ đã có vị ngọt tự nhiên sẵn, cộng thêm việc chúng khá mềm nên không nhất thiết phải thêm quá nhiều loại gia vị khác nhau khiến cho vị tôm bị lấn át hoàn toàn.

Việc nhiều bà nội trợ chế biến tôm hấp luộc hoặc xào tôm quá kỹ khiến cho tôm bị mất vị. Phần thịt tôm bị rắn quá mức khi ăn bị dai kém thơm ngon hấp dẫn. Vì vậy khi chế biến món tôm bạn hãy nấu chín vừa đủ, không nhất thiết phải nấu quá lâu tới mức tôm cứng đanh lại sẽ mất đi dưỡng chất có trong thịt tôm.

Ăn đầu tôm là tốt

Nhiều người có suy nghĩ ăn luôn phần đầu tôm sẽ rất tốt cho mắt. Thế nhưng chưa có bất kì nghiên cứu đáng tin cậy nào chứng minh tác dụng của đầu tôm với đôi mắt. Phần đầu tôm chủ yếu tập trung chất thải của tôm và chứa rất ít chất dinh dưỡng so với phần còn lại. Ăn đầu tôm cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ ăn luôn cả túi chất thải của chúng nằm ngay trên đầu.

Không ăn tôm cùng rau củ quả giàu vitamin C

Chất asen có trong tôm khi kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C rất dễ tạo ra chất độc gây chết người. Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên nấu chung tôm với các loại rau, củ giàu vitamin C. Ăn trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua ngay sau khi ăn tôm cũng là điều tuyệt đối cấm kị. Đối với trẻ nhỏ, chỉ nên cho trẻ ăn thực phẩm giàu vitamin C khoảng 4 giờ sau khi ăn tôm.

Trang Dung (Tổng hợp)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/luu-y-khi-che-bien-tom-bien-de-dam-bao-dinh-duong-a496632.html