Lý do Douban của Hữu phỉ chỉ đạt mức trung bình: Kỹ xảo quá tệ, chênh lệch tuổi tác giữa nam nữ chính
Với số điểm này đã phản ánh rõ sự phân cực hai chiều khen chê của bộ phim đã được phản ánh trước đó. Bên cạnh lời khen của fan, không ít ý kiến nhận xét rằng bộ phim có kỹ xảo '3 xu' và sự chênh lệch tuổi tác khó coi giữa nam nữ chính.
Tuy nhiên, so với mức độ nổi tiếng thì chất lượng của Hữu phỉ không được khả quan. Trên Douban, điểm số bộ phim chỉ ở mức trung bình với khởi đầu 6.2 điểm, hơn 47 ngàn ý kiến đánh giá. Nhìn vào tỷ lệ, Hữu phỉ không phải là cuộc chiến giữa fan và antifan, điểm đánh giá cũng chẳng phân cực hai đầu như nhiều bộ phim khác mà có sự đồng đều giữa các sao đánh giá.
Trong đánh giá 5 sao, về cơ bản đều là fan hâm mộ hai nhà Triệu Lệ Dĩnh và Vương Nhất Bác. Còn tỷ lệ lượt đánh giá 1-2 sao cao tới 36% cho thấy lượng khán giả không hài lòng với chất lượng của bộ phim. Chính vì thế, điểm Douban Hữu phỉ chỉ đạt ở mức trung bình khá với khoảng 6,2 điểm.
Trên thực tế, tất cả các phương diện, khía cạnh của bộ phim truyền hình này khiến người xem cảm giác rẻ rúng do không đủ tiền, sự bất cẩn và thời gian gấp gáp. Nhiều người còn đoán rằng: "Liệu có phải đoàn phim tập trung vốn để trả cát sê cho diễn viên chính hết tiền rồi hay không mới khiến những mặt khác nghèo nàn đến vậy?".
Quả thật, kỹ xảo của Hữu phỉ khiến người xem thật "cay mắt". Trong 10 tập đầu tiên, hiệu ứng của bộ phim toàn chất lượng "3 x"u. Điển hình nhất là đoạn qua sông ở hai tập đầu, những cảnh quay trên cao và toàn cảnh mang lại cảm giác hoàn toàn "giả trân". Phong cảnh trong Hữu phỉ được miêu tả chính xác nhất đó là "cảnh ra cảnh, người ra người, không hề ăn nhập gì với nhau".
Điểm trừ thứ hai của bộ phim chính là đạo cụ qua loa, độ thẩm mỹ như muốn đuổi khán giả. Những đạo cụ từ cảnh lớn đến cảnh nhỏ đều tràn ngập cảm giác rẻ tiền, sơ sài, không tạo ra độ chân thực. Tất cả bối cảnh trong 48 trại đều không có khói lửa của sơn trại thổ phỉ, mỹ thuật không dụng tâm cũng chẳng có thành ý. Ngoài ra, các chi tiết nhỏ khác đều bị dân mạng soi ra là đồ lỗi thời, khiến người xem lắc đầu ngán ngẩm.
Một lỗi lớn khác của bộ phim chính là những pha hành động. Đa số diễn viên đều không có nền tảng võ thuật, các pha hành động không đâu vào đâu, đều phô diễn thân hình gầy gò, thiếu khí chất nhưng lại xưng là cao thủ võ lâm. Động tác thiết kế trong những pha võ thuật này được ví von như cảnh gây hài, diễn viên chính xoay quá nhiều vòng trên không cứ ngỡ như nghệ sỹ múa ba lê trước khi đánh nhau.
Cuối cùng chính là vấn đề diễn xuất của Vương Nhất Bác và sự chênh lệch tuổi tác giữa hai diễn viên chính. Dù rằng Vương Nhất Bác được khen tiến bộ diễn xuất so với thời Trần tình lệnh nhưng tiến bộ không có nghĩa là đã diễn tốt. Những biểu cảm của nam diễn viên bị xem là quá lố, cố ra vẻ hài hước, hóm hỉnh.
Trong khi đó, về phần của Triệu Lệ Dĩnh, lớp trang điểm của cô rất dày cộng thêm sự trợ giúp của bộ lọc để che giấu khoảng cách tuổi tác giữa mình và nam chính. Thế nhưng điều này khiến độ chân thực về nhân vật bị giảm đi không ít, diễn xuất của nàng tiểu hoa trong bộ phim này chính là bước lùi so với thời kỳ Minh lan truyện.
Ngoài ra, cách phân vai của bộ phim cũng rất khó hiểu. Triệu Lệ Dĩnh đã ngoài 30 tuổi nhưng vẫn đóng vai thiếu nữ, trong khi nam diễn viên Tông Phong Nham so với cô chỉ lớn hơn 10 mấy tuổi lại đóng vai phụ thân. Với khoảng cách tuổi tác chênh lệch tương tự như thế khi Triệu Lệ Dĩnh hơn Vương Nhất Bác đến 10 tuổi thì lẽ nào nàng tiểu hoa có thể đóng vai mẹ của đàn em họ Vương hay chăng?