Lý do khiến trẻ dễ mắc viêm phổi trong mùa hè cha mẹ cần lưu ý
Mùa hè trẻ ra nhiều mồ hôi hơn và lại ngấm ngược vào cơ thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh lúc nào không biết. Mặt khác, nếu trẻ đang nhiều mồ hôi mà đi tắm ngay dễ gây cảm lạnh và dẫn tới viêm phổi.
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, xuất hiện khi vi khuẩn hay virus mắc kẹt trong cơ quan này, chúng sinh sôi nảy nở và tạo ra những ổ nhiễm trùng.
Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, và một số loại virus khác cũng gây nên bệnh này. Bệnh có thể xuất hiện khi trẻ đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi
Nguyên nhân gây viêm phổi được phân chia thành các loại dưới đây:
Viêm phổi do vi khuẩn
Vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm phổi thường gặp nhất ở trẻ em. Viêm phổi do vi khuẩn nếu không nhận biết sớm và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến hậu quả khó lường, thậm chí tử vong. Phế cầu khuẩn thường trú trong hầu họng, được lây truyền nhiều nhất qua đường không khí (ho, hắt hơi) và lây lan khi tiếp xúc với người bệnh hoặc người khỏe mạnh mang vi khuẩn phế cầu trong người.
Viêm phổi do virus
Có rất nhiều loại virus gây bệnh như virus hợp bào hô hấp (RSV), cúm mùa, cảm lạnh và cảm cúm, virus SARS-CoV-2 gây COVID-19,…
Hiện nay, virus SARS-CoV-2 là tác nhân nguy hiểm nhất gây viêm phổi xâm lấn, trong đó, virus có thể làm hỏng phế nang và khiến chất lỏng tích tụ trong phổi, có thể dẫn đến sự phát triển của hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) – một dạng suy hô hấp nghiêm trọng, khiến người bệnh phải can thiệp điều trị khẩn cấp, chạy ECMO (tim – phổi nhân tạo), thậm chí gây tử vong nhanh chóng.
Viêm phổi do nấm
Viêm phổi do nấm là tình trạng người bệnh hít phải bào tử của nấm gây viêm nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp. Bệnh thường có diễn biến nhanh và rất phức tạp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm Hơn nữa cùng với những tác nhân như: khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất, chế độ dinh dưỡng, vận động – sinh hoạt không đúng cách,… cũng tạo điều kiện cho bệnh viêm phổi do nấm hình thành và dễ dàng phát triển gây viêm phổi.
Viêm phổi do hóa chất
Hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm vì tỷ lệ gây tử vong cao. Tùy thuộc vào loại hóa chất đã phơi nhiễm mà mức độ nguy hiểm cho người bệnh sẽ khác nhau. Bên cạnh tổn thương phổi, các hóa chất có thể gây tổn hại cho nhiều cơ quan quan trọng khác trong cơ thể như hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, gan, cơ quan tiết niệu,…
Viêm phổi bệnh viện
Những vi khuẩn hàng đầu gây ra tình trạng này có thể kể đến như: vi khuẩn gram dương như Staphylococcus aureus bao gồm cả MRSA, trực khuẩn gram âm đường ruột như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, vi khuẩn gram âm không có nguồn gốc từ đường ruột như Pseudomonas aeruginosa, các vi khuẩn cư trú ở hầu họng của các bệnh nhân mắc bệnh nặng nằm tại bệnh viện.
Viêm phổi liên quan chăm sóc y tế được xem là một phần của viêm phổi mắc phải ở bệnh viện do người bệnh được chăm sóc hay điều trị
Vì sao mùa hè trẻ dễ mắc viêm phổi?
Không khí nóng bức khiến nhiều gia đình sử dụng tới điều hòa nhiệt độ cả ngày lẫn đêm. Nhưng vì sự chênh lệch nhiệt độ giữa phòng lạnh và ngoài trời quá lớn khiến cơ thể trẻ khó thích nghi. Nếu không được chăm sóc tốt cũng có thể làm trẻ bị viêm phổi vì biến chứng.
Trong thời tiết nóng bức, các đồ ăn như: nước đá, kem, trái cây ướp lạnh luôn hấp dẫn với trẻ nhỏ. Nếu cho trẻ dùng nhiều và liên tục thì các bộ phận rất nhạy cảm ở họng, miệng, hầu, thanh quản cũng như các bộ phận khác của đường hô hấp dưới dễ bị tổn thương.
Nếu trẻ tắm nhiều lần trong ngày hoặc ngâm mình dưới nước với thời gian lâu, trẻ cũng rất dễ bị cảm lạnh gây viêm họng, viêm amiđan hoặc nặng hơn là viêm phổi. Một số trẻ sau khi tắm xong một thời gian thấy sốt cao, đau họng, chảy mũi nước, thậm chí khó thở, đó là dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp tính.
Mùa hè, trẻ ra nhiều mồ hôi hơn, nếu không chú ý thì mồ hôi dễ gây nhiễm lạnh, nhất là khi bé mặc quần áo không thoáng mát, thấm mồ hôi. Đối với trẻ lớn, nếu đang nhiều mồ hôi mà đi tắm ngay cũng dễ bị cảm lạnh và dẫn đến viêm phổi.
Lời khuyên của bác sĩ
Viêm phổi là bệnh lý hoàn toàn có thể dự phòng chủ động.
Giữ gìn vệ sinh cơ thể và môi trường sống
Giữ ấm hay đeo khẩu trang khi ra đường để bảo vệ hệ hô hấp
Tiêm ngừa vaccine là phương pháp hữu hiệu và đơn giản nhất để bảo vệ các đối tượng có nguy cơ cao khỏi viêm phổi và các biến chứng nguy hiểm.
Xây dựng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng , vận động, rèn luyện lành mạnh, hợp lý, khoa học.
Tránh môi trường có nhiều khói thuốc lá, không thuốc lá,…
Vệ sinh hầu họng, mũi miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý nhằm loại bỏ vi khuẩn hiện diện.