Ly kỳ bảo vật quốc gia Việt Nam được tìm thấy dưới đáy biển

Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam là nơi đang lưu giữ và trưng bày hai Bảo vật quốc gia được tìm thấy từ dưới đáy biển. Phía sau hai hiện vật này là những câu chuyện lịch sử lý thú.

1. Được đúc trong thời Trần (thế kỷ 13), Bảo vật quốc gia Chuông Vân Bản là một trong ba quả chuông cổ nhất Việt Nam được biết đến cho tới nay. Hiện vật này có kích thước to lớn, cao 125 cm, đường kính miệng 80 cm, vốn là chuông của chùa Vân Bản ở Đồ Sơn, Hải Phòng.

1. Được đúc trong thời Trần (thế kỷ 13), Bảo vật quốc gia Chuông Vân Bản là một trong ba quả chuông cổ nhất Việt Nam được biết đến cho tới nay. Hiện vật này có kích thước to lớn, cao 125 cm, đường kính miệng 80 cm, vốn là chuông của chùa Vân Bản ở Đồ Sơn, Hải Phòng.

Thân chuông Vân Bản có nhiều đường gân ngang dọc tạo thành 8 ô, 4 ô trên hình thang đứng, 4 ô dưới hình chữ nhật. Chuông có 6 núm gõ, xung quanh mỗi núm có 16 núm tròn nhỏ tạo thành hình bông cúc.

Thân chuông Vân Bản có nhiều đường gân ngang dọc tạo thành 8 ô, 4 ô trên hình thang đứng, 4 ô dưới hình chữ nhật. Chuông có 6 núm gõ, xung quanh mỗi núm có 16 núm tròn nhỏ tạo thành hình bông cúc.

Phần vành miệng chuông trang trí 52 cánh sen. Quai chuông trang trí hai con rồng đấu lưng vào nhau, nơi tiếp giáp ở vị trí cao nhất trang trí hình búp sen. Có thể nói, mô típ trang trí của quả chuông mang nhiều nét đặc trưng của mỹ thuật thời Trần.

Phần vành miệng chuông trang trí 52 cánh sen. Quai chuông trang trí hai con rồng đấu lưng vào nhau, nơi tiếp giáp ở vị trí cao nhất trang trí hình búp sen. Có thể nói, mô típ trang trí của quả chuông mang nhiều nét đặc trưng của mỹ thuật thời Trần.

Chuông Vân Bản được một ngư tìm thấy vào năm 1958 tại vùng biển Đồ Sơn, khi quả chuông mắc vào lưới của người này. Tương truyền, trong quá khứ, quả chuông đã nhiều lần rơi xuống biển do biến cố thời cuộc. Sau mỗi lần như vậy, chuông lại được người dân tìm thấy.

Chuông Vân Bản được một ngư tìm thấy vào năm 1958 tại vùng biển Đồ Sơn, khi quả chuông mắc vào lưới của người này. Tương truyền, trong quá khứ, quả chuông đã nhiều lần rơi xuống biển do biến cố thời cuộc. Sau mỗi lần như vậy, chuông lại được người dân tìm thấy.

Có ý kiến cho rằng, người dân Đồ Sơn đã chủ động giấu chuông Vân Bản xuống đáy biển khi có biến và dựng lên câu chuyện đầy màu sắc kỳ bí để bảo vệ quả chuông này. Đến khi đất nước bình yên, họ mới tìm lại quả chuông để đưa về chùa Vân Bản.

Có ý kiến cho rằng, người dân Đồ Sơn đã chủ động giấu chuông Vân Bản xuống đáy biển khi có biến và dựng lên câu chuyện đầy màu sắc kỳ bí để bảo vệ quả chuông này. Đến khi đất nước bình yên, họ mới tìm lại quả chuông để đưa về chùa Vân Bản.

2. Có niên đại từ thời Lê sơ (thế kỷ 15), Bảo vật quốc gia Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga là một sản phẩm tuyệt hảo được sản xuất tại làng gốm Chu Đậu (nay thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương), một trong những trung tâm sản xuất gốm cổ lớn nhất Việt Nam.

2. Có niên đại từ thời Lê sơ (thế kỷ 15), Bảo vật quốc gia Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga là một sản phẩm tuyệt hảo được sản xuất tại làng gốm Chu Đậu (nay thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương), một trong những trung tâm sản xuất gốm cổ lớn nhất Việt Nam.

Hiện vật này có chiều cao 56,5 cm, đường kính miệng, 23,8 cm, đường kính đáy 25,8 cm, có màu trắng vẽ hoa lam, miệng loe tròn, thân phình, thuôn dần xuống đáy.

Hiện vật này có chiều cao 56,5 cm, đường kính miệng, 23,8 cm, đường kính đáy 25,8 cm, có màu trắng vẽ hoa lam, miệng loe tròn, thân phình, thuôn dần xuống đáy.

Hoa văn trên bình bố trí theo 7 băng: hoa dây, cánh sen kép trong có xoắn ốc, vân mây dải hình khánh, thiên nga, sóng nước, lá đề, phong cảnh, lá đề xen lẫn bốn chim thiên nga với các tư thế bay đậu khác nhau.

Hoa văn trên bình bố trí theo 7 băng: hoa dây, cánh sen kép trong có xoắn ốc, vân mây dải hình khánh, thiên nga, sóng nước, lá đề, phong cảnh, lá đề xen lẫn bốn chim thiên nga với các tư thế bay đậu khác nhau.

Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga là một hiện vật độc bản được tìm thấy trong tàu cổ Cù Lao Chàm. Đây là một tàu buôn của Thái Lan rời bến cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) vào một ngày mùa thu khoảng giữa thế kỷ thứ 15, mang theo khối lượng đồ gốm đồ sộ của lò gốm Chu Đậu.

Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga là một hiện vật độc bản được tìm thấy trong tàu cổ Cù Lao Chàm. Đây là một tàu buôn của Thái Lan rời bến cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) vào một ngày mùa thu khoảng giữa thế kỷ thứ 15, mang theo khối lượng đồ gốm đồ sộ của lò gốm Chu Đậu.

Khi đi ngang qua vùng biển Cù Lao Chàm, gần Hội An, tàu gặp sóng to gió lớn và bị đắm... 5 thế kỷ sau đó, vào năm 1999–2000 con tàu đã được khai quật. Hàng trăm cổ vật đã được tìm thấy trong con tàu cổ, trong đó bình gốm hoa lam vẽ thiên nga là hiện vật có giá trị nổi bật.

Khi đi ngang qua vùng biển Cù Lao Chàm, gần Hội An, tàu gặp sóng to gió lớn và bị đắm... 5 thế kỷ sau đó, vào năm 1999–2000 con tàu đã được khai quật. Hàng trăm cổ vật đã được tìm thấy trong con tàu cổ, trong đó bình gốm hoa lam vẽ thiên nga là hiện vật có giá trị nổi bật.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ly-ky-bao-vat-quoc-gia-viet-nam-duoc-tim-thay-duoi-day-bien-2036032.html