Ly kỳ hành trình lưu lạc bức tranh quý của bạo chúa La Mã

Bức tranh khảm trang trí quý giá là một phần của 'con tàu hoan lạc' do bạo chúa La Mã Caligula sở hữu mới được trao trả cho Italy. Bảo vật này 'chu du' nhiều nơi trước khi trở về quê hương.

Sau hơn 60 năm "mất tích", bức tranh khảm trang trí quý giá của bạo chúa La Mã Caligula được một cặp vợ chồng ở Mỹ trao trả cho Italy. Bảo vật La Mã hơn 2.000 tuổi này có hành trình lưu lạc vô cùng ly kỳ. Cụ thể, hoàng đế Caligula của đế chế La Mã sở hữu bức tranh khảm quý giá trên.

Sau hơn 60 năm "mất tích", bức tranh khảm trang trí quý giá của bạo chúa La Mã Caligula được một cặp vợ chồng ở Mỹ trao trả cho Italy. Bảo vật La Mã hơn 2.000 tuổi này có hành trình lưu lạc vô cùng ly kỳ. Cụ thể, hoàng đế Caligula của đế chế La Mã sở hữu bức tranh khảm quý giá trên.

Theo các chuyên gia, bức tranh của Caligula được tạo thành từ nhiều loại đá quý hiếm. Trong số này, nổi bật là những loại đá màu tím, đỏ mà hoàng đế La Mã tốn nhiều tiền của và công sức để mua từ các nơi về làm thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Theo các chuyên gia, bức tranh của Caligula được tạo thành từ nhiều loại đá quý hiếm. Trong số này, nổi bật là những loại đá màu tím, đỏ mà hoàng đế La Mã tốn nhiều tiền của và công sức để mua từ các nơi về làm thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Kỹ thuật khảm công phu đã tạo nên những hoa văn trên bức tranh vô cùng tinh tế, sắc nét và rực rỡ. Bức tranh quý giá trên được trang trí trên tàu Nemi hay còn gọi là "con tàu hoan lạc" của Caligula. Con tàu này dài hơn 73m và rộng khoảng 24m.

Kỹ thuật khảm công phu đã tạo nên những hoa văn trên bức tranh vô cùng tinh tế, sắc nét và rực rỡ. Bức tranh quý giá trên được trang trí trên tàu Nemi hay còn gọi là "con tàu hoan lạc" của Caligula. Con tàu này dài hơn 73m và rộng khoảng 24m.

Vào năm 1929, các chuyên gia, nhà khảo cổ khai quật "con tàu hoan lạc" của Caligula sau hơn 1.900 năm "ngủ vùi" dưới lòng hồ ở Italy. Trong cuộc khai quật đó, xác tàu Nemi được tìm thấy cạnh một con tàu nhỏ khác. Toàn bộ 2 xác tàu cùng những hiện vật, bao gồm bức tranh khảm quý giá trên được các chuyên gia cẩn thận đưa đến Bảo tàng Quốc gia Italy lưu giữ và bảo quản.

Vào năm 1929, các chuyên gia, nhà khảo cổ khai quật "con tàu hoan lạc" của Caligula sau hơn 1.900 năm "ngủ vùi" dưới lòng hồ ở Italy. Trong cuộc khai quật đó, xác tàu Nemi được tìm thấy cạnh một con tàu nhỏ khác. Toàn bộ 2 xác tàu cùng những hiện vật, bao gồm bức tranh khảm quý giá trên được các chuyên gia cẩn thận đưa đến Bảo tàng Quốc gia Italy lưu giữ và bảo quản.

Tuy nhiên, vào năm 1944, binh sĩ Đức quốc xã đốt Bảo tàng Quốc gia Italy. Hậu quả là 2 xác tàu trên bị cháy rụi. May mắn là bức tranh khảm làm bằng đá của đế chế La Mã không bị hư hại. Tuy nhiên, bức tranh khảm bị thất lạc kể từ sau năm 1955. Không ai biết tác phẩm nghệ thuật này bị đánh cắp thế nào và đã rơi vào tay ai.

Tuy nhiên, vào năm 1944, binh sĩ Đức quốc xã đốt Bảo tàng Quốc gia Italy. Hậu quả là 2 xác tàu trên bị cháy rụi. May mắn là bức tranh khảm làm bằng đá của đế chế La Mã không bị hư hại. Tuy nhiên, bức tranh khảm bị thất lạc kể từ sau năm 1955. Không ai biết tác phẩm nghệ thuật này bị đánh cắp thế nào và đã rơi vào tay ai.

Đến năm 2013, Dario Del Bufalo, chuyên gia về đá quý và đá màu La Mã, có buổi diễn thuyết và ký tặng sách tại Manhattan, Mỹ. Tại đây, ông trình bày về bức tranh khảm của Caligula và đưa ra một hình ảnh.

Đến năm 2013, Dario Del Bufalo, chuyên gia về đá quý và đá màu La Mã, có buổi diễn thuyết và ký tặng sách tại Manhattan, Mỹ. Tại đây, ông trình bày về bức tranh khảm của Caligula và đưa ra một hình ảnh.

Khi xem những bức ảnh này, hai phụ nữ nói rằng đã nhìn thấy bức tranh tại nhà bà Helen Fioratti. Người này chuyên buôn bán đồ cổ. Lúc đến nhà của bà Helen để tìm hiểu về bức tranh, các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi thấy tác phẩm nghệ thuật của bạo chúa Caligula được dùng làm mặt bàn cafe.

Khi xem những bức ảnh này, hai phụ nữ nói rằng đã nhìn thấy bức tranh tại nhà bà Helen Fioratti. Người này chuyên buôn bán đồ cổ. Lúc đến nhà của bà Helen để tìm hiểu về bức tranh, các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi thấy tác phẩm nghệ thuật của bạo chúa Caligula được dùng làm mặt bàn cafe.

Theo chia sẻ của bà Helen, chiếc bàn cafe được bà mua với một giá khá "mềm" từ một nhà quý tộc người Italy. Bà mua nó khi sống ở quốc gia này. Về sau, bà Helen chuyển đến Mỹ sinh sống và định cư ở New York. Lúc chuyển nhà, bà mang theo chiếc bàn cafe yêu thích. Dù biết mặt bàn là tranh khảm cổ xưa nhưng bà chưa từng nghĩ rằng nó lại là bảo vật của đế chế La Mã.

Theo chia sẻ của bà Helen, chiếc bàn cafe được bà mua với một giá khá "mềm" từ một nhà quý tộc người Italy. Bà mua nó khi sống ở quốc gia này. Về sau, bà Helen chuyển đến Mỹ sinh sống và định cư ở New York. Lúc chuyển nhà, bà mang theo chiếc bàn cafe yêu thích. Dù biết mặt bàn là tranh khảm cổ xưa nhưng bà chưa từng nghĩ rằng nó lại là bảo vật của đế chế La Mã.

Kể từ khi tìm thấy cổ vật quý hiếm trên, các chuyên gia mất nhiều năm để phục chế, loại bỏ những vết ố của trà, cafe... trên bề mặt bức tranh khảm quý.

Kể từ khi tìm thấy cổ vật quý hiếm trên, các chuyên gia mất nhiều năm để phục chế, loại bỏ những vết ố của trà, cafe... trên bề mặt bức tranh khảm quý.

Sau nhiều năm "lưu lạc", bức tranh khảm quý của bạo chúa Caligula được Mỹ trao trả cho Bảo tàng Quốc gia Italy. Vì vậy, hiện báu vật này được trưng bày để du khách chiêm ngưỡng và tìm hiểu những giá trị cùng câu chuyện về nó.

Sau nhiều năm "lưu lạc", bức tranh khảm quý của bạo chúa Caligula được Mỹ trao trả cho Bảo tàng Quốc gia Italy. Vì vậy, hiện báu vật này được trưng bày để du khách chiêm ngưỡng và tìm hiểu những giá trị cùng câu chuyện về nó.

Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hàng loạt vụ mất trộm cổ vật tại đình chùa. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo DM)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ly-ky-hanh-trinh-luu-lac-buc-tranh-quy-cua-bao-chua-la-ma-1511118.html