Mặc 'giáp sắt' và lắp camera bảo vệ, cây sưa đỏ quý cỡ nào?

Lâu nay, cây sưa đỏ được người dân ví như báu vật, ''quý hơn vàng'' bởi giá trị không ngờ mà chúng mang lại. Không chỉ cho vân gỗ đẹp, bền, mùi hương vĩnh hằng, loài cây ''quý tộc'' này còn có giá trị về mặt tâm linh.

Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội đã cho di dời 34 cây sưa đỏ tại đường Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy, Hà Nội) sang vị trí khác ở gần đó phục vụ thi công dự án. Ngay sau đó, Ban quản lý lên phương án bảo vệ ngay bởi cây sưa đỏ là một loại gỗ vô cùng quý hiếm và có giá trị.

Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội đã cho di dời 34 cây sưa đỏ tại đường Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy, Hà Nội) sang vị trí khác ở gần đó phục vụ thi công dự án. Ngay sau đó, Ban quản lý lên phương án bảo vệ ngay bởi cây sưa đỏ là một loại gỗ vô cùng quý hiếm và có giá trị.

Theo đó, hàng sưa đỏ được mặc giáp sắt từ gốc đến thân và được cố định dưới nền đất, kèm theo đó là có trục chống đỡ để giúp cây không bị đổ. Tất cả cây sưa đều được đánh số thứ tự để đảm bảo việc theo dõi và quản lý số lượng cây trên tuyến đường Nguyễn Văn Huyên.

Theo đó, hàng sưa đỏ được mặc giáp sắt từ gốc đến thân và được cố định dưới nền đất, kèm theo đó là có trục chống đỡ để giúp cây không bị đổ. Tất cả cây sưa đều được đánh số thứ tự để đảm bảo việc theo dõi và quản lý số lượng cây trên tuyến đường Nguyễn Văn Huyên.

Ngoài ra, xung quanh đó còn được lắp 4 camera an ninh tại các vị trí có thể bao quát toàn bộ. Ban quản lý cũng cho biết đã cắt cử 2 nhân viên bảo vệ túc trực để canh phòng hàng sưa đỏ quý hiếm.

Ngoài ra, xung quanh đó còn được lắp 4 camera an ninh tại các vị trí có thể bao quát toàn bộ. Ban quản lý cũng cho biết đã cắt cử 2 nhân viên bảo vệ túc trực để canh phòng hàng sưa đỏ quý hiếm.

Cây sưa có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis prain, chủ yếu phân bố ở Việt Nam và rải rác tại đảo Hải Nam, Trung Quốc. Có hai loại gỗ sưa chính đã được các nhà khoa học phân loại đó là gỗ sưa trắng, và gỗ sưa đỏ hay còn được gọi là cây Trắc thối Giao Chỉ quý hiếm có giá trị kinh tế hơn nhiều so với sưa trắng.

Cây sưa có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis prain, chủ yếu phân bố ở Việt Nam và rải rác tại đảo Hải Nam, Trung Quốc. Có hai loại gỗ sưa chính đã được các nhà khoa học phân loại đó là gỗ sưa trắng, và gỗ sưa đỏ hay còn được gọi là cây Trắc thối Giao Chỉ quý hiếm có giá trị kinh tế hơn nhiều so với sưa trắng.

Cây sưa đỏ thường có màu xám hoặc màu kem sữa, thân xù xì, khi già vỏ cây sẽ bị nứt dọc, lá cây so le nhau.

Cây sưa đỏ thường có màu xám hoặc màu kem sữa, thân xù xì, khi già vỏ cây sẽ bị nứt dọc, lá cây so le nhau.

Người ta còn phân biệt sưa trắng và sưa đỏ qua hoa và quả cây. Hoa sưa trắng mọc thành chùm, cánh lớn, màu trắng còn hoa sưa đỏ cũng mọc thành chùm nhưng cánh nhỏ và có màu vàng nhạt, trong khi quả sưa đỏ đốt lên thường có mùi hôi hơn.

Người ta còn phân biệt sưa trắng và sưa đỏ qua hoa và quả cây. Hoa sưa trắng mọc thành chùm, cánh lớn, màu trắng còn hoa sưa đỏ cũng mọc thành chùm nhưng cánh nhỏ và có màu vàng nhạt, trong khi quả sưa đỏ đốt lên thường có mùi hôi hơn.

Lâu nay, sưa đỏ được người dân ví như báu vật, ''quý hơn vàng'' bởi mức giá đắt đỏ mà chúng mang lại. Mỗi cây sưa 20 năm tuổi trở lên có giá hàng chục tỷ đồng thậm chí đối với những cây cổ thụ có thể được trả giá cả trăm tỷ.

Lâu nay, sưa đỏ được người dân ví như báu vật, ''quý hơn vàng'' bởi mức giá đắt đỏ mà chúng mang lại. Mỗi cây sưa 20 năm tuổi trở lên có giá hàng chục tỷ đồng thậm chí đối với những cây cổ thụ có thể được trả giá cả trăm tỷ.

Sở dĩ cây sưa đỏ có mức giá ''trên trời'' là bởi giá trị của vân gỗ - được xếp vào loại đệ nhất vân trong các loại vân gỗ ở Việt Nam. Trong khi gỗ sưa trắng chỉ có vân gỗ hai mặt thì gỗ sưa đỏ có vân gỗ ở cả bốn mặt, nổi lên thành từng lớp với thớ gỗ nhỏ màu hồng hoặc đỏ sẫm, thi thoảng có đan xen thớ gỗ màu đen, khi lại óng ánh 7 màu.

Sở dĩ cây sưa đỏ có mức giá ''trên trời'' là bởi giá trị của vân gỗ - được xếp vào loại đệ nhất vân trong các loại vân gỗ ở Việt Nam. Trong khi gỗ sưa trắng chỉ có vân gỗ hai mặt thì gỗ sưa đỏ có vân gỗ ở cả bốn mặt, nổi lên thành từng lớp với thớ gỗ nhỏ màu hồng hoặc đỏ sẫm, thi thoảng có đan xen thớ gỗ màu đen, khi lại óng ánh 7 màu.

Gỗ sưa đỏ có độ bền chắc rất cao, có thể ngâm trong bùn, nước nhiều năm mà không sợ ngấm nước, mục nát, không nứt nẻ dưới nắng nóng. Ngoài ra, theo một số đại gia gỗ, người chăm cây lâu năm, gỗ sưa đỏ có giá đắt đỏ còn bởi chúng có ý nghĩa về mặt tâm linh tránh tà ma, xua đuổi bệnh tật nhờ mùi hương vĩnh hằng.

Gỗ sưa đỏ có độ bền chắc rất cao, có thể ngâm trong bùn, nước nhiều năm mà không sợ ngấm nước, mục nát, không nứt nẻ dưới nắng nóng. Ngoài ra, theo một số đại gia gỗ, người chăm cây lâu năm, gỗ sưa đỏ có giá đắt đỏ còn bởi chúng có ý nghĩa về mặt tâm linh tránh tà ma, xua đuổi bệnh tật nhờ mùi hương vĩnh hằng.

Chính vì ý nghĩa đó mà ngày nay gỗ sưa cũng được các đại gia Trung Quốc ráo riết săn lùng. Vào thời điểm ''sốt'' của thị trường gỗ, sưa đỏ khi đó có giá là 30 triệu/kg, tương đương một cây gỗ sưa cổ thụ có thể lên tới cả trăm tỷ đồng.

Chính vì ý nghĩa đó mà ngày nay gỗ sưa cũng được các đại gia Trung Quốc ráo riết săn lùng. Vào thời điểm ''sốt'' của thị trường gỗ, sưa đỏ khi đó có giá là 30 triệu/kg, tương đương một cây gỗ sưa cổ thụ có thể lên tới cả trăm tỷ đồng.

Các sản phẩm từ gỗ sưa được ưa chuộng là các đồ nội thất, các sản phẩm tâm linh như: tượng Phật, lộc bình, thần tài, vòng phong thủy,…

Các sản phẩm từ gỗ sưa được ưa chuộng là các đồ nội thất, các sản phẩm tâm linh như: tượng Phật, lộc bình, thần tài, vòng phong thủy,…

Hiện nay ở Việt Nam, những cây gỗ sưa cổ thụ mọc trên rừng, trong tự nhiên còn rất ít, chỉ một số lượng ít ỏi còn sót lại trong các đình làng, miếu mạo và luôn được trông giữ cẩn thận.

Hiện nay ở Việt Nam, những cây gỗ sưa cổ thụ mọc trên rừng, trong tự nhiên còn rất ít, chỉ một số lượng ít ỏi còn sót lại trong các đình làng, miếu mạo và luôn được trông giữ cẩn thận.

Chặt hạ hai cây sưa trị giá trăm tỷ ở Chương Mỹ, Hà Nội | VTV24

Mộc Nhiên

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/mac-giap-sat-va-lap-camera-bao-ve-cay-sua-do-quy-co-nao-1397034.html