Mặc lãi suất thấp, người dân vẫn mang tiền gửi vào ngân hàng
Lượng tiền gửi của cá nhân chảy vào các tổ chức tín dụng đã đạt 6,676 triệu tỷ đồng sau quý đầu năm nay, xác lập mức kỷ lục từ trước đến nay.
Theo số liệu mới nhất vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố số lượng tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trong tháng 3 đạt 6,676 triệu tỷ đồng, tăng gần 39.000 tỷ so với tháng liền trước, cao hơn 2,2% so với cuối năm 2023 và cũng là mức cao nhất từ trước đến nay.
Tại các kênh đầu tư khác, chứng khoán trong 3 tháng đầu năm cũng tăng gần 14% chỉ kém vùng đỉnh hồi tháng 9/2022. Tuy nhiên, giá cổ phiếu mua vào lại lập mặt cao mới. Kênh đầu tư truyền thống khác là bất động sản thời điểm này cũng chưa có dấu hiệu khởi sắc, nhất là phân phúc nhà ở dân cư.
Bên cạnh đó, quý đầu năm cũng chưa chứng kiến sự vượt trội của vàng khi kim loại quý chỉ ghi nhận mức tăng bình quân hơn 7%. Thậm chí trong dịp vía Thần tài, mặt hàng này cũng không bật tăng, thậm chí còn có nhiều phiên sụt giảm mạnh cả vài triệu đồng mỗi lượng.
Trên kênh ngân hàng, mặt bằng lãi suất huy động tháng 3 đầu năm vẫn neo ở mức thấp trong suốt 20 năm qua. Tiền gửi tại kỳ hạn 12 tháng khách hàng cá nhân chỉ được hưởng lãi suất cao nhất khoảng 5%/năm; kỳ hạn 9 tháng phổ biến 3-4%/năm; kỳ hạn 6 tháng khoảng 2-4,7%/năm.
Tuy nhiên có thể thấy, dù lãi suất thu về thấp nhưng để đảm bảo an toàn và dòng vốn trước biến động khó đoán của thị trường thì nhiều người vẫn lựa chọn gửi tiết kiệm trên kênh ngân hàng thay vì các kênh đầu tư khác.
Trong khi tiền gửi cư dân tăng, tiền gửi của khối tổ chức và doanh nghiệp lại quay đầu giảm 3,14% so với cuối năm 2023, đạt 6,627 triệu tỷ đồng. Nhưng nếu so với tháng liền trước đó, con số này tăng gần 1,6%.
Tính chung đến hết quý đầu năm nay, tổng tiền gửi chảy vào hệ thống tín dụng (gồm cả các khoản giấy tờ có giá) đạt hơn 16 triệu tỷ đồng, tăng từ mức 15,91 triệu tỷ đồng ghi nhận được vào hồi tháng 2.