Mách bạn cách tận hưởng trọn vẹn những kỳ nghỉ trong năm mà vẫn tiết kiệm

Mặc dù không có quá nhiều kỳ nghỉ lễ như phương Tây, nhưng chúng ta vẫn thường sum họp gia đình, tụ tập bạn bè hay đi du lịch trong những ngày lễ này. Vậy làm cách nào để có thể tận hưởng kỳ nghỉ tốt nhất nhưng cũng tiết kiệm nhất?

Chúng ta thường có các ngày lễ lớn như Valentines, Quốc tế phụ nữ, Giải phóng miền Nam và Quốc tế Lao động, Quốc Khánh, Phụ nữ Việt Nam, Giáng Sinh, Năm Mới và Tết Nguyên Đán.

Thông thường, các kỳ nghỉ lễ ở Việt Nam trước đây chỉ chủ yếu là ăn uống cùng gia đình và bạn bè. Nhưng cuộc sống hiện đại, chúng ta cũng ngày càng chăm chút cho những kỳ nghỉ này hơn.

Không chỉ là trang hoàng lại nhà cửa vào dịp Giáng Sinh, chúng ta cũng dành những phần quà nhỏ cho bạn bè đến dùng bữa cùng, hay những chuyến du lịch vào những kỳ nghỉ lễ kéo dài như 30/4, 1/5, 2/9...

Làm cách nào để có thể có những bữa tiệc vui vẻ nhất, trang trí nhà cửa đẹp nhất và du lịch tiết kiệm nhưng vẫn đầy đủ nhất?

1. Đặt ngân sách cho những ngày nghỉ

Tập suy nghĩ về những gì quan trọng đối với bạn trong kỳ nghỉ và tìm ra ý nghĩa của mỗi kỳ nghỉ và các yêu cầu chi tiêu của bạn sẽ giúp bạn có ý thức hơn về tài chính của mình. Nó sẽ thông báo liệu bạn có cần sửa đổi kế hoạch của mình hay không và sẽ giúp bạn suy nghĩ về cách trích lập quỹ.

2. Bắt đầu tiết kiệm dành riêng cho ngày lễ

Tạo một tài khoản tiết kiệm để dành cho những ngày lễ. Có thể là những bữa tụ tập bạn bè hay những kỳ nghỉ xa nhà. Bằng cách này, bạn có thể theo dõi số tiền mà mình tích lũy được.

Hãy lập một quỹ tiết kiệm cho những kỳ nghỉ lễ này để bạn có thể không lạm chi vào số tiền của tháng đó. Ảnh minh họa

Hãy lập một quỹ tiết kiệm cho những kỳ nghỉ lễ này để bạn có thể không lạm chi vào số tiền của tháng đó. Ảnh minh họa

3. Lập danh sách mua sắm

Không chỉ là những đồ ăn, quà, trang trí cần mua cho các dịp như Giáng Sinh, năm mới mà còn là các kỳ nghỉ đi du lịch như vé máy bay, phòng ốc, phương tiện di chuyển.... Việc này sẽ giúp bạn có kế hoạch và ngân sách tốt hơn. Đặc biệt, lý tưởng nhất là danh sách này cũng sẽ giúp bạn giảm thiểu số lần đến cửa hàng, do đó làm giảm việc mua nhiều hơn mức bạn cần.

Danh sách mua sẵm sẽ giúp bạn kiểm soát số tiền mua đồ cũng như những thứ bạn cần mua. Ảnh minh họa

Danh sách mua sẵm sẽ giúp bạn kiểm soát số tiền mua đồ cũng như những thứ bạn cần mua. Ảnh minh họa

Riêng đối với các kỳ nghỉ, hãy đặc biệt lưu ý các thời điểm mà các hãng hàng không thường giảm giá, ví dụ như dịp 30/4, 1/5 của Vietjet, dịp Thu của Vietnam Airlines ... Thời điểm đặt phòng khi booking.com hay agoda.com tung ra các đợt khuyến mại với chính sách miễn phí hoàn hủy trước bao nhiêu ngày...

4. Tự làm handmade

Thay vì mua bóng, chữ,... làm sẵn về, bạn hoàn toàn có thể lên Instagram hay Pinterest và tìm kiếm hàng loạt ý tưởng. Tuy nhiên, bạn cũng hãy lựa chọn cẩn thận vì không phải ý tưởng nào cũng có chi phí thấp hoặc dễ làm.

Thay vì tự mua tất cả mọi thứ, bạn có thể bắt tay vào làm những món đồ handmade đơn giản cùng gia đình hoặc bạn bè. Ảnh minh họa

Thay vì tự mua tất cả mọi thứ, bạn có thể bắt tay vào làm những món đồ handmade đơn giản cùng gia đình hoặc bạn bè. Ảnh minh họa

5. Mua đồ cũ

Hãy nghĩ đến tất cả số tiền bạn có thể tiết kiệm nếu bạn quyết định mua lại tất cả các mặt hàng (không phải thực phẩm) ở cửa hàng đồ cũ. Ví dụ như những bộ váy vóc khi đi du lịch ở các cửa hàng ký gửi, những món đồ trang trí ở các cửa hàng bán đồ dùng gia đình second hand. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi nhiều thời gian thực hiện, bởi bạn sẽ phải đến các khu chợ trời hay các cửa hàng bán đồ cũ. Và giá càng rẻ đồng nghĩa với việc bạn càng mất nhiều thời gian lựa đồ.

Không phải chỉ đồ mới mới tốt, có rất nhiều món đồ cũ rất tốt và giá thì rẻ hơn rất nhiều. Ảnh minh họa

Không phải chỉ đồ mới mới tốt, có rất nhiều món đồ cũ rất tốt và giá thì rẻ hơn rất nhiều. Ảnh minh họa

Theo Thinksaveretire

Hong Tran

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/mach-ban-cach-tan-huong-tron-ven-nhung-ky-nghi-trong-nam-ma-van-tiet-kiem-22202117311216445.htm