Vụ hack vào Bộ Tài chính Mỹ cuối năm 2024 là hồi chuông cảnh tỉnh cho thấy không ai có thể hoàn toàn miễn nhiễm với rủi ro an ninh mạng. Dù là đất nước hàng đầu hay cơ quan, tổ chức hàng đầu về công nghệ, bảo mật cũng không hoàn toàn tránh khỏi các nguy cơ. Ảnh: Epoch Times
Theo chuyên gia Etay Maor từ Cato Networks, bên cạnh các tổ chức tin tặc hùng hậu, người dùng internet cũng phải đối mặt với vô số mối đe dọa lừa đảo từ tội phạm mạng nhỏ lẻ. Ảnh: The List Camp
Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động bảo vệ bản thân bằng những phương thức đơn giản mà hiệu quả. Dưới đây là 4 lời khuyên hữu ích từ chuyên gia để tránh mắc bẫy lừa đảo trực tuyến. Ảnh: inTruth
Sử dụng mật khẩu mạnh và ghi nhớ: Trước hết, hãy thuộc 'nằm lòng' những mật khẩu của mình. Sử dụng mật khẩu riêng cho từng tài khoản, kết hợp chữ cái, số và ký tự đặc biệt, tránh các dãy số dễ đoán. Có thể từ một câu mà bạn thuộc nằm lòng và biến đổi nó thành hàng chục mật khẩu khác nhau. Ảnh: Kapersky Lab
Đó cũng là cách để bạn dễ dàng ghi nhớ mật khẩu, tự tạo quy luật riêng hoặc sử dụng sổ ghi chép và luôn mang theo nó bên mình thay vì phần mềm lưu trữ trên file text sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ bị đánh cắp. Phải lưu ý rằng độ an toàn và tính dễ nhớ của mật khẩu luôn đối nghịch. Ảnh: Locker.IO
'Bắt bài' chiêu trò lừa đảo: Bạn cần nắm rõ về những chiêu trò lừa đảo. Thường xuyên cập nhật thông tin về các cách thức lừa đảo sẽ giúp bạn tự nâng cao cảnh giác. Đặc biệt là những yêu cầu bất thường liên quan đến tiền bạc ví dụ như tính cấp bách hoặc món lợi lớn.
Luôn xác minh kỹ thông tin trước khi kết nối với bất kỳ ai trên mạng xã hội, đề phòng tin tặc lợi dụng mối quan hệ chung để tiếp cận và tấn công. Hạn chế những bài đăng có tính riêng tư, đề cập những chi tiết liên quan đến tài chính cá nhân. Ảnh: Social Pamming
Khắc chế AI bằng 'mật ngữ': Hãy chống lại những trò lừa đảo AI (trí tuệ nhân tạo) bằng mật mã riêng. Thỏa thuận với người thân và bạn bè một từ khóa bí mật để nhận diện các cuộc gọi giả mạo giọng nói bằng AI.
Cẩn trọng với email lừa đảo (phishing) được trau chuốt kỹ lưỡng nhờ AI, không chỉ dựa vào lỗi chính tả để nhận diện. Xem xét từ địa chỉ gửi cho đến cả nội dung, đường liên kết đến. Ảnh: VNetwork
Bảo mật xác thực đa yếu tố: Cuối cùng, đừng quên 'lá chắn thép' với hai lớp xác thực. Hãy luôn kích hoạt xác thực hai yếu tố (2FA) cho mọi tài khoản trực tuyến, sử dụng ứng dụng xác thực hoặc khóa bảo mật vật lý để tăng cường an ninh. Ảnh: TerusVN
Một điều luôn phải nhớ đối với mã xác thực là chỉ có bạn biết, bạn sử dụng, tuyệt đối không đưa cho người khác với bất kỳ lý do gì. Kẻ gian hầu hết bị chặn ở cửa khóa khó khăn nhất là mã xác thực nên luôn tìm cách lừa đảo nhắm đến mã xác thực OTP. Ảnh: SCA Sercurity
Mời độc giả xem thêm video "Hướng dẫn đặt mật khẩu bảo mật cao"
Tuệ Minh (T/H)