Mái nhà thứ hai của thương binh nặng

Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An từ lâu đã trở thành mái nhà thứ hai với những thương, bệnh binh mang thương tật sau chiến tranh.

 Những ngày tháng 7, tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Nghệ An, khung cảnh yên bình, hàng cây tỏa bóng mát. Ngay dưới cổng chào vào trung tâm in đậm hàng chữ “Nặng nghĩa tri ân - Ấm tình đồng đội”. Đây là nơi chăm sóc, điều trị cho các thương bệnh binh hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh mang tỉ lệ thương tật trên 80%.

Những ngày tháng 7, tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Nghệ An, khung cảnh yên bình, hàng cây tỏa bóng mát. Ngay dưới cổng chào vào trung tâm in đậm hàng chữ “Nặng nghĩa tri ân - Ấm tình đồng đội”. Đây là nơi chăm sóc, điều trị cho các thương bệnh binh hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh mang tỉ lệ thương tật trên 80%.

 Ở Trung tâm, thương binh Trần Hữu Diến là trường hợp đặc biệt nhất. Bác năm nay đã 75 tuổi, là bệnh binh nặng, liệt toàn thân và đã vào trung tâm được hơn 50 năm. Mọi việc từ nhỏ nhất như tắm rửa, vệ sinh cá nhân, ăn, uống,… bác đều không thể tự làm mà phải nhờ vào sự giúp đỡ của y, bác sĩ, điều dưỡng.

Ở Trung tâm, thương binh Trần Hữu Diến là trường hợp đặc biệt nhất. Bác năm nay đã 75 tuổi, là bệnh binh nặng, liệt toàn thân và đã vào trung tâm được hơn 50 năm. Mọi việc từ nhỏ nhất như tắm rửa, vệ sinh cá nhân, ăn, uống,… bác đều không thể tự làm mà phải nhờ vào sự giúp đỡ của y, bác sĩ, điều dưỡng.

 Trực tiếp chăm sóc cho bác Diến, chị Nguyễn Thị Hằng Nga (SN 1987, điều dưỡng tại Trung tâm) chia sẻ: “Tôi đã gắn bó tại Trung tâm 15 năm. Hơn ai hết, tôi và đồng nghiệp là người chứng kiến nỗi đau của các bác. Chúng tôi luôn xem các bác như là cha mẹ của mình, hiểu từng sở thích, tính cách. Nhìn thấy các bác vui khỏe, đó là động lực để chúng tôi tiếp tục cố gắng mỗi ngày”.

Trực tiếp chăm sóc cho bác Diến, chị Nguyễn Thị Hằng Nga (SN 1987, điều dưỡng tại Trung tâm) chia sẻ: “Tôi đã gắn bó tại Trung tâm 15 năm. Hơn ai hết, tôi và đồng nghiệp là người chứng kiến nỗi đau của các bác. Chúng tôi luôn xem các bác như là cha mẹ của mình, hiểu từng sở thích, tính cách. Nhìn thấy các bác vui khỏe, đó là động lực để chúng tôi tiếp tục cố gắng mỗi ngày”.

 Thương binh Nguyễn Đức Trạch (quê xã Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) từng tham gia chiến đấu ở chiến trường An Giang. Hiện, bác bị mù hai mắt, cụt nửa tay phải. “Nhiều đồng đội của tôi đã ngã xuống, hy sinh khi tuổi đời còn trẻ, không được chứng kiến giây phút hòa bình, thống nhất. Tôi mong thế hệ trẻ hôm nay sẽ luôn khắc ghi những hy sinh của cha ông để chung tay xây dựng quê hương, đất nước”, bác Trạch nói.

Thương binh Nguyễn Đức Trạch (quê xã Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) từng tham gia chiến đấu ở chiến trường An Giang. Hiện, bác bị mù hai mắt, cụt nửa tay phải. “Nhiều đồng đội của tôi đã ngã xuống, hy sinh khi tuổi đời còn trẻ, không được chứng kiến giây phút hòa bình, thống nhất. Tôi mong thế hệ trẻ hôm nay sẽ luôn khắc ghi những hy sinh của cha ông để chung tay xây dựng quê hương, đất nước”, bác Trạch nói.

 Chị Hoàng Thị Tuyết Nhung (SN 1986), Phó trưởng phòng Y tế - điều dưỡng Trung tâm cho biết, các bác thương bệnh binh ở Trung tâm đến từ nhiều miền quê khác nhau, nhưng họ có điểm chung là đều mang thương tật từ chiến tranh, có những người bị mù hai mắt, cụt hai chân, tổn thương cột sống, liệt tủy, vết thương sọ não, liệt toàn thân… “15 năm làm việc tại Trung tâm, có biết bao nhiêu là kỷ niệm. Yêu nghề - đó là cách để chúng tôi tỏ lòng tri ân đối với các bác - những người lính dũng cảm dành cả tuổi xuân, vào sinh ra tử để đất nước có ngày độc lập hôm nay”, chị Nhung cho hay.

Chị Hoàng Thị Tuyết Nhung (SN 1986), Phó trưởng phòng Y tế - điều dưỡng Trung tâm cho biết, các bác thương bệnh binh ở Trung tâm đến từ nhiều miền quê khác nhau, nhưng họ có điểm chung là đều mang thương tật từ chiến tranh, có những người bị mù hai mắt, cụt hai chân, tổn thương cột sống, liệt tủy, vết thương sọ não, liệt toàn thân… “15 năm làm việc tại Trung tâm, có biết bao nhiêu là kỷ niệm. Yêu nghề - đó là cách để chúng tôi tỏ lòng tri ân đối với các bác - những người lính dũng cảm dành cả tuổi xuân, vào sinh ra tử để đất nước có ngày độc lập hôm nay”, chị Nhung cho hay.

 Mảnh đạn pháo từ trận chiến găm vào cột sống khiến bác Bùi Văn Hoan (73 tuổi, quê xã Sơn Thành, tỉnh Nghệ An) bị liệt nửa người, cụt nửa tay phải.

Mảnh đạn pháo từ trận chiến găm vào cột sống khiến bác Bùi Văn Hoan (73 tuổi, quê xã Sơn Thành, tỉnh Nghệ An) bị liệt nửa người, cụt nửa tay phải.

 Dịp kỷ niệm 78 năm ngày thương binh, liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2025), sinh viên Trường Đại học Y khoa Vinh tham gia tình nguyện tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An.

Dịp kỷ niệm 78 năm ngày thương binh, liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2025), sinh viên Trường Đại học Y khoa Vinh tham gia tình nguyện tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An.

 Được thành lập từ năm 1974, Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng 62 thương bệnh binh nặng (tỷ lệ thương tật 80% trở lên) và thân nhân liệt sĩ thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Hơn 50 năm qua, Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Nghệ An đã tiếp nhận gần 1.000 lượt thương binh, bệnh binh bị thương, từ các chiến trường của các thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, phía Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế tại nước bạn Lào, Campuchia về an dưỡng, điều trị.

Được thành lập từ năm 1974, Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng 62 thương bệnh binh nặng (tỷ lệ thương tật 80% trở lên) và thân nhân liệt sĩ thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Hơn 50 năm qua, Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Nghệ An đã tiếp nhận gần 1.000 lượt thương binh, bệnh binh bị thương, từ các chiến trường của các thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, phía Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế tại nước bạn Lào, Campuchia về an dưỡng, điều trị.

 Ông Nguyễn Thành Trụ, Giám đốc Trung tâm điều dưỡng thương binh Nghệ An chia sẻ: “Chúng tôi luôn xác định công tác chăm sóc sức khỏe cho các thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng là một nhiệm vụ chính trị và có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự tri ân với các thế hệ đi trước đã sẵn sàng chiến đấu hy sinh cả tuổi xuân vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Tập thể Trung tâm luôn nhận thức rõ, được chăm sóc và phụng dưỡng các bác, không chỉ là trách nhiệm, là vinh dự mà còn là một tình cảm sâu sắc đối với các thương bệnh binh”.

Ông Nguyễn Thành Trụ, Giám đốc Trung tâm điều dưỡng thương binh Nghệ An chia sẻ: “Chúng tôi luôn xác định công tác chăm sóc sức khỏe cho các thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng là một nhiệm vụ chính trị và có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự tri ân với các thế hệ đi trước đã sẵn sàng chiến đấu hy sinh cả tuổi xuân vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Tập thể Trung tâm luôn nhận thức rõ, được chăm sóc và phụng dưỡng các bác, không chỉ là trách nhiệm, là vinh dự mà còn là một tình cảm sâu sắc đối với các thương bệnh binh”.

Thu Hiền

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/mai-nha-thu-hai-cua-thuong-binh-nang-post1763182.tpo