Malaysia: Khai quật ngôi cổ tự Phật giáo Bukit Choras 1.200 tuổi
Cục Di sản Văn hóa Quốc gia và Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học toàn cầu thuộc Đại học Khoa học Malaysia (GARC), thông báo việc phát hiện ngôi đại già lam cổ tự Phật giáo Bukit Choras, có niên đại 1.200 tuổi.
Cục Di sản Văn hóa Quốc gia và Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học toàn cầu thuộc Đại học Khoa học Malaysia (GARC), thông báo việc phát hiện ngôi đại già lam cổ tự Phật giáo Bukit Choras, có niên đại 1.200 tuổi.
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: The Buddhist Channel
Được dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu chính và là giảng viên của GARC, Tiến sĩ Nasha Rodziadi Khaw, nhóm nghiên cứu đã công bố hai pho tượng Phật có kích thước thực tế được bảo quản tốt, được chế tạo hỗn hợp vữa, có kiến trúc giống với các hiện vật cổ từ Vương quốc Srivijaya (hay Tam Phật Tề (三佛齊) là một liên minh kiểu mandala gồm nhiều nhà nước cổ từng tồn tại ở miền Đông Sumatra, bán đảo Malay và một phần đảo Borneo và Java, hình thành từ thế kỷ 7 hoặc thế kỷ 8 và kết thúc vào khoảng cuối thế kỷ 13), được tìm thấy ở Sumatra và Tây Java, Indonesia.
Tại cuộc họp báo, Tiến sĩ Nasha Rodziadi Khaw truyền đạt: “Phát hiện này nổi bật nhờ sự bảo tồn đáng chú ý bởi hầu hết các hiện vật và tính toàn vẹn về cấu trúc của ngôi đại già lam cổ tự Phật giáo Bukit Choras”.
Ông tiếp tục, “Việc khai quật khảo cổ của chúng tôi là khai quật thêm những kho tàng lịch sử, làm phong phú thêm di sản của Kedah và thiết lập một điểm thu hút du khách cũng như là một địa chỉ khảo cổ mới tại bang này. Cột mốt quan trọng này đánh dấu khám phá đầu tiên trong một dự án thí điểm, được khởi xướng sau Biên bản ghi nhớ (MOU) được ký kết giữa Cục Di sản Văn hóa Quốc gia và 11 trường đại học địa phương.”
Sự hiện diện tại sự kiện này, Phó hiệu trưởng Đại học Khoa học Malaysia (USM), Giáo sư Datuk, Tiến sĩ Abdul Rahman Mohamed, Giám đốc GARC, Giáo sư Tiến sĩ Stephen Chia và Tiến sĩ Nasha.
Tiến sĩ Nasha Rodziadi Khaw tiết lộ rằng, tính đến ngày 8 tháng 9 năm 2023, các nỗ lực khai quật, đã hé lộ toàn bộ bức tường phía tây của ngôi đại già lam cổ tự Phật giáo Bukit Choras, cùng với một nửa bức tường phía bắc và phía nam, bên cạnh các cấu trúc cầu thang của phần móng.
Ông giải thích: “Nhóm nghiên cứu cũng tình cờ phát hiện được các dòng chữ Pallava (một loại chữ viết được phát triển bởi triều đại cùng tên ở miền Trung và Nam Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6) và các mảnh gốm. Phát hiện của chúng tôi chỉ ra thời kỳ xây dựng ngôi đại gì lam cổ tự Phật giáo Bukit Choras, ước tính giữa thế kỷ thứ 8 và thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên, đặt nó cùng dòng thời gian lịch sử với Thung lũng Bujang và thời đại Srivijaya”.
Ông lưu ý thêm rằng, các bức tượng và hiện vật được khai quật sẽ được vận chuyển đến GARC và Đại học Khoa học Malaysia (USM) để bảo tồn và nghiên cứu sâu rộng.
Giai đoạn khai quật thứ hai bắt đầu vào tháng 12 tới, để khám phá cấu trúc còn lại của ngôi đại gì lam cổ tự Phật giáo Bukit Choras.
Phó hiệu trưởng Đại học Khoa học Malaysia (USM), Giáo sư Datuk, Tiến sĩ Abdul Rahman Mohamed khẳng định cam kết của trường đại học, trong việc hợp tác với Cục Di sản Văn hóa Quốc gia, việc tiến hành các hoạt động khai quật tiếp theo tại các địa điểm khảo cổ, với mục đích mở rộng phạm vi dịch vụ di lịch khảo cổ.
Giáo sư Datuk, Tiến sĩ Abdul Rahman Mohamed nhấn mạnh: “Có rất nhiều địa điểm đang chờ khám phá như ở Thung lũng Bujang, cần nhiều thời gian hơn cho công việc khai quật. Điều quan trọng nhất là những khám phá này sẽ cho phép chúng tôi đánh giá lại các tài liệu lịch sử được các nhà sử học phương Tây ghi lại”.
Trong khi đó, ông nói rõ rằng, những phát hiện này đã làm dấy lên những thắc mắc mới về mối liên hệ văn hóa giữa Lembah Bujang và các nền văn minh cổ đại khác ở Đông Nam Á.
Ông nhận xét: “Địa điểm này có ý nghĩa đặc biệt bởi phần lớn các địa điểm khảo cổ ở Thung lũng Bujang nằm ở phía nam Gunung Jerai, dọc theo Sungai Merbok và Sungai Muda”.
Ông nói thêm, “Ngôi đại gì lam cổ tự Phật giáo Bukit Choras là địa điểm duy nhất tọa lạc phía bắc Gunung Jerai, quận Yan của bang Kedah, Malaysia hoàn toàn biệt lập. Sự phát hiện về ngôi già lam cổ tự Phật giáo khổng lồ này, gợi ý về một lượng dân cư đáng kể, họ đã từng cư trú gần ngọn đồi này, nơi từng là mũi đất trước khi quá trình trầm tích làm dịch chuyển bờ biển cách vị trí hiện tại khoảng 8 km. Chúng tôi háo hức mong chờ việc khám phá thêm nhiều kho báu trong tương lai gần”.
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: The Buddhist Channel
Clip video
Penyelidik temui arca, prasasti abad kelapan di Candi Bukit Choras
https://www.youtube.com/watch?v=QqIh6qePzFk
https://www.youtube.com/watch?v=V0c3FK1N5no