Mâm cơm tri ân Vua Hùng ngày Giỗ Tổ - nét đẹp văn hóa của người dân Phú Thọ

Với tấm lòng thành kính, tri ân công đức tổ tiên, cứ đến dịp Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch, đông đảo người dân trên quê hương Đất Tổ nói chung và xã Hung Lô nói riêng lại thành kính sửa soạn mâm cơm thắp hương tri ân công đức các Vua Hùng và bậc tiền nhân đã có công dựng nước, giữ nước.

Vào ngày chính lễ Giỗ Tổ, gia đình bà Vũ Thị Hoa (Thôn 2, xã Hùng Lô, Việt Trì, Phú Thọ) chuẩn bị lễ vật, mâm cơm để thắp hương.

Vào ngày chính lễ Giỗ Tổ, gia đình bà Vũ Thị Hoa (Thôn 2, xã Hùng Lô, Việt Trì, Phú Thọ) chuẩn bị lễ vật, mâm cơm để thắp hương.

Theo truyền thống, lễ vật thường có bánh chưng, bánh giầy và cơm tẻ, tượng trưng cho âm dương hòa hợp.

Theo truyền thống, lễ vật thường có bánh chưng, bánh giầy và cơm tẻ, tượng trưng cho âm dương hòa hợp.

Tùy từng gia đình sẽ có đôi chút khác nhau, nhưng cơ bản vẫn là phải có thịt gà, giò chả và bánh chưng, bánh giầy trên mâm cỗ.

Tùy từng gia đình sẽ có đôi chút khác nhau, nhưng cơ bản vẫn là phải có thịt gà, giò chả và bánh chưng, bánh giầy trên mâm cỗ.

Tất cả đều thể hiện lòng thành kính dâng lên tổ tiên, với mong muốn cầu cho mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở.

Tất cả đều thể hiện lòng thành kính dâng lên tổ tiên, với mong muốn cầu cho mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở.

Theo ông Nguyễn Hữu Ích, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hùng Lô (Việt trì, Phú Thọ), việc làm mâm cơm cúng các bậc tiền nhân vừa để tưởng nhớ công đức các vua Hùng đã có công dựng nước, vừa truyền dạy cho con cháu hiểu thêm về tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng.

Theo ông Nguyễn Hữu Ích, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hùng Lô (Việt trì, Phú Thọ), việc làm mâm cơm cúng các bậc tiền nhân vừa để tưởng nhớ công đức các vua Hùng đã có công dựng nước, vừa truyền dạy cho con cháu hiểu thêm về tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng.

Chùm ảnh: Lê Phú/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/xa-hoi/mam-com-tri-an-vua-hung-ngay-gio-to-net-dep-van-hoa-cua-nguoi-dan-phu-tho-20220410131345198.htm