Mâm cúng ngày Vía Thần tài nên có gì để hút lộc cả năm?
Dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm.
Theo truyền thông văn hóa, ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Hàng năm cứ vào ngày này, người dân sẽ chuẩn bị đầy đủ lễ vật để thực hiện nghi lễ cúng Thần Tài nhằm cầu mong việc làm ăn trong năm mới được suôn sẻ, tài lộc đổ về dồi dào.
Năm nay (năm Giáp Thìn 2024), ngày vía Thần Tài sẽ rơi vào thứ Hai 19/2.
Nên cúng gì để cả năm hút lộc là điều mà mọi người thường băn khoăn khi đến ngày vía Thần Tài. Theo quan niệm dân gian, để hút lộc, mang tới nhiều may mắn trong ngày Tài Tài, người ta thường mua: 1 bình bông, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu, để cúng lấy vía Thần Tài cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.
Đồ cúng thường là các món ăn ngon như heo vịt quay, gà, hoa quả, nước uống hàng ngày… vì dân gian truyền rằng, Thần Tài rất thích món Cua biển và heo quay, chuối chín vàng.
Ngoài ra, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm. Tuy nhiên, điều này cũng tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của gia chủ.
Lưu ý, hoa cúng Thần Tài nên có nụ, có hương thơm càng tốt và không nên dùng hoa giả. Đèn, nến không nên dùng đèn nhấp nháy, đèn điện vì tạo ra trường khí xấu, ảnh hưởng đến việc thờ cúng. Nên dùng đèn thật như đèn dầu, nến… để cúng.
Hoa quả cúng nên chọn quả tươi ngon, nguyên vẹn, không bị dập nát. Mâm hoa quả luôn có chuối chín vàng, ngoài ra có thể thêm lê, táo, cam, quýt,... Tuyệt đối không dùng hoa quả nhựa, quả giả để dâng lên cúng.
Hoa quả, bánh kẹo,... sau khi cúng được coi như lộc của Thần Tài ban cho gia chủ, chỉ nên thụ lộc trong nhà, không đem chia hay phân phát cho người ngoài.
Rượu, nước tưới vào nhà thì nên đứng ở ngoài đường tưới vào trong nhà mới mang ý nghĩa tài lộc vào nhà.
Gạo, muối sau khi cúng Thần Tài xong nên cất đi để giữ lộc.