Mạng lưới phòng không lớn nhất châu Âu đang bị 'vắt kiệt'

Mỹ báo động về việc Nga đang 'vắt kiệt' mạng lưới phòng không lớn nhất châu Âu, tờ Military Watch cho biết.

Mới đây có thông tin cho rằng Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine 5 hệ thống phòng không Patriot mới vào cuối năm 2024, nhà sản xuất Raytheon cho biết.

Bên cạnh đó, giới quan sát cho rằng sẽ có thêm "tiếp viện" từ các nước phương Tây khác, mặc dù điều này khó có thể đáp ứng nhu cầu của Kyiv, khi họ yêu cầu tới 50 tổ hợp Patriot.

Mặc dù vậy, bản kế hoạch của phương Tây vẫn có quy mô rất lớn.

Như tờ Military Watch (MW) lưu ý, Washington cực kỳ lo ngại về việc Nga đang làm cạn kiệt hệ thống phòng không Ukraine, điều này cho phép máy bay quân sự Nga gần như hoàn toàn tự do hành động trên tiền tuyến.

“Việc đẩy nhanh cung cấp các tổ hợp Patriot là dấu hiệu cho thấy phương Tây ngày càng lo ngại rằng mạng lưới phòng không của Ukraine - thuộc hàng lớn nhất ở châu Âu, đang trên bờ vực cạn kiệt nghiêm trọng", bài báo viết.

Ukraine đang yêu cầu phương Tây tăng cường cung cấp các tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot.

Ukraine đang yêu cầu phương Tây tăng cường cung cấp các tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot.

Các chuyên gia cho rằng mạng lưới phòng không Ukraine bao gồm chủ yếu là những hệ thống từ thời Liên Xô, chẳng hạn như S-300 và Buk, tuy vậy chúng không còn nhiều do xung đột kéo dài. Theo đó, khả năng bảo vệ bầu trời Kyiv đã giảm rõ rệt.

Những báo cáo đầu tiên về sự thiếu hụt tên lửa cho hệ thống S-300 bắt đầu xuất hiện vào cuối năm 2022. Các quan chức Ukraine đã tuyên bố thẳng thừng rằng đơn giản là họ không có nguồn dự trữ, bởi vì tên lửa chỉ được sản xuất ở Nga và Belarus.

Một vụ rò rỉ tài liệu mật của Mỹ gần đây đã xác nhận rằng những lo ngại cũng đang gia tăng tại Lầu Năm Góc, khi Quân đội Ukraine gần như mất khả năng đánh trả hàng không quân sự Nga, đặc biệt khi đối phương bắt đầu sử dụng rộng rãi bom "thông minh".

Tờ MW cũng chỉ ra rằng Patriot mặc dù sẽ hữu ích phần nào, nhưng vẫn không thể cứu vãn được tình hình tồi tệ của lực lượng phòng không Ukraine.

Các tổ hợp Patriot có tính cơ động thấp và dễ bị tổn thương, do vậy sẽ không được bố trí ở tiền tuyến - nơi thiếu hụt nghiêm trọng những hệ thống phòng thủ tin cậy. Trong khi nếu được bố trí ở hậu phương cũng không có gì đảm bảo rằng chúng có thể tồn tại ở đó.

“Việc Nga tuyên bố phá hủy một hệ thống Patriot ở Kiev vào ngày 16 tháng 5 chỉ là dấu ấn trong chuỗi kết quả đáng thất vọng kéo dài nhiều thập kỷ, cả trong quá trình thử nghiệm và chiến đấu của vũ khí này”, ấn phẩm MW kết luận.

Theo Military Watch

Sao Đỏ

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/mang-luoi-phong-khong-lon-nhat-chau-au-dang-bi-vat-kiet-post643195.html