'Mạnh tay' xử lý vi phạm nồng độ cồn, nhiều 'ma men' sa lưới

Sau Tết là thời điểm nhiều lễ hội, người dân đi lại đông, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã tăng cường tuần tra, kiên quyết xử lý nghiêm 'ma men' khi tham gia giao thông.

Ghi nhận của PV Báo Sức khỏe & Đời sống đầu giờ chiều 16/02, Tổ công tác của Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) do Thiếu tá Trần Quang Chinh, Đội phó, trực tiếp chỉ huy thực hiện chuyên đề kiểm tra xử lý người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn tại địa điểm ngay sát cổng Học viện Báo chí tuyên truyền trên đường Xuân Thủy (quận Cầu Giấy).

Thiếu tá Trần Quang Chinh, Phó đội trưởng Đội CSGT số 6, cho biết: "Việc tập trung xử lý khi trong hơi thở có nồng độ cồn mà điều khiển phương tiện giao thông là kế hoạch xuyên suốt trong năm, đặc biệt công tác triển khai sẽ được tăng cường vào các dịp trước, trong và sau các ngày lễ Tết. Từ 3 mùng 4 Tết Phòng CSGT (Công an Hà Nội) đã tổ chức ra quân, tập trung xử lý đối với các trường hợp sử dung rượu bia khi tham gia giao thông và không đội mũ bảo hiểm. Việc ra quân xử lý mạnh được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế tai nạn vì thực tế nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra có liên quan đến người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu bia".

Thiếu tá Trần Quang Chinh, Phó đội trưởng Đội CSGT số 6, cho biết: "Việc tập trung xử lý khi trong hơi thở có nồng độ cồn mà điều khiển phương tiện giao thông là kế hoạch xuyên suốt trong năm, đặc biệt công tác triển khai sẽ được tăng cường vào các dịp trước, trong và sau các ngày lễ Tết. Từ 3 mùng 4 Tết Phòng CSGT (Công an Hà Nội) đã tổ chức ra quân, tập trung xử lý đối với các trường hợp sử dung rượu bia khi tham gia giao thông và không đội mũ bảo hiểm. Việc ra quân xử lý mạnh được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế tai nạn vì thực tế nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra có liên quan đến người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu bia".

Việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt tại các tuyến đường đông đúc dẫn vào nội đô. Đường xuân Thủy là trục chính nối Cầu Giấy, Cầu Diễn và quốc lộ 32 là trục đường chính dẫn vào nội đô và ngược lại. Dọc tuyến đường này có nhiều trường đại học, khu đô thị nên mật độ tham gia giao thông rất đông đúc. Thời gian qua đã có nhiều tai nạn thương tâm liên quan đến các “ma men” điều khiển phương tiện trên tuyến đường này.

Việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt tại các tuyến đường đông đúc dẫn vào nội đô. Đường xuân Thủy là trục chính nối Cầu Giấy, Cầu Diễn và quốc lộ 32 là trục đường chính dẫn vào nội đô và ngược lại. Dọc tuyến đường này có nhiều trường đại học, khu đô thị nên mật độ tham gia giao thông rất đông đúc. Thời gian qua đã có nhiều tai nạn thương tâm liên quan đến các “ma men” điều khiển phương tiện trên tuyến đường này.

Người điều khiển phương tiện giao thông có sử dụng nồng độ cồn khi bị dừng xe kiểm tra thường hay bị giật mình và có trường hợp cố tình chống đối, tăng ga bỏ chạy nên khi dừng xe có thể gây nguy hiểm cho người cùng tham gia giao thông. Bởi vậy, việc chọn địa điểm để lập các chốt đo nồng độ cồn thường được chọn ở những vị trí nhiều hàng quán và tại các đoạn đường mà khi dừng xe không ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông. Hình ảnh các chiến sĩ tại chốt đo nồng độ cồn nằm sát cổng Học viện Báo chí tuyên truyền trên đường Xuân Thủy (quận Cầu Giấy).

Người điều khiển phương tiện giao thông có sử dụng nồng độ cồn khi bị dừng xe kiểm tra thường hay bị giật mình và có trường hợp cố tình chống đối, tăng ga bỏ chạy nên khi dừng xe có thể gây nguy hiểm cho người cùng tham gia giao thông. Bởi vậy, việc chọn địa điểm để lập các chốt đo nồng độ cồn thường được chọn ở những vị trí nhiều hàng quán và tại các đoạn đường mà khi dừng xe không ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông. Hình ảnh các chiến sĩ tại chốt đo nồng độ cồn nằm sát cổng Học viện Báo chí tuyên truyền trên đường Xuân Thủy (quận Cầu Giấy).

Chiến sĩ CSGT dừng xe một phương tiện để thực hiện chuyên đề kiểm tra người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn.

Chiến sĩ CSGT dừng xe một phương tiện để thực hiện chuyên đề kiểm tra người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn.

Thiếu tá Trần Quang Chinh nói: "Để phòng dịch, các ống thổi nồng độ cồn là các ống mới được bọc trong túi nilon dán kín. CSGT hay người bị dừng xe có thể kiểm tra hoặc tự cầm xé túi nilon. Máy đo nồng độ cồn được các chiến sĩ vệ sinh thường xuyên bằng nước sát khuẩn và đeo găng tay khi khi sử dụng. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng chức năng cũng luôn sẵn có khẩu trang, nước sát khuẩn cho người dân sử dụng".

Thiếu tá Trần Quang Chinh nói: "Để phòng dịch, các ống thổi nồng độ cồn là các ống mới được bọc trong túi nilon dán kín. CSGT hay người bị dừng xe có thể kiểm tra hoặc tự cầm xé túi nilon. Máy đo nồng độ cồn được các chiến sĩ vệ sinh thường xuyên bằng nước sát khuẩn và đeo găng tay khi khi sử dụng. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng chức năng cũng luôn sẵn có khẩu trang, nước sát khuẩn cho người dân sử dụng".

Các chiến sĩ đang thực kiểm tra nồng độ cồn một người tham gia giao thông. Được biết, trường hợp này không vi phạm nồng độ cồn, do có mức đo dưới 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Các chiến sĩ đang thực kiểm tra nồng độ cồn một người tham gia giao thông. Được biết, trường hợp này không vi phạm nồng độ cồn, do có mức đo dưới 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Người tham gia giao thông đang ký xác nhận biên bản về thời gian, địa điểm, chỉ số đo nồng độ cồn...

Người tham gia giao thông đang ký xác nhận biên bản về thời gian, địa điểm, chỉ số đo nồng độ cồn...

Các chiến sĩ đang kiếm tra giấy tờ một trường hợp vi phạm, có mức đo nồng độ cồn trên 0,3miligam/1 lít khí thở.

Các chiến sĩ đang kiếm tra giấy tờ một trường hợp vi phạm, có mức đo nồng độ cồn trên 0,3miligam/1 lít khí thở.

Để biết ai có biểu hiện "ma men" điều khiển phương tiện trên đường, Tổ công tác bố trí một đồng chí mặc thường phục trinh sát tại các hàng quán hay tại các ngã tư. Khi quan sát nhìn thấy người có biểu hiện sử dụng rượu bia đang tham gia giao thông, sẽ báo cho Tổ công tác. Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp người dân quan sát, phát hiện thấy phương tiện đi lượn lách, siêu vẹo có biểu hiện sử dụng rượu bia cũng báo cho lực lượng CSGT. Trường hợp không có lỗi vi phạm giao thông nhưng có biểu hiện sử dụng rượu bia, CSGT vẫn dừng xe và thông báo thực hiện kế hoạch kiểm tra nồng độ cồn. Trong quá trình kiểm tra, các chiến sĩ chấp hành nghiêm điều lệnh.

Để biết ai có biểu hiện "ma men" điều khiển phương tiện trên đường, Tổ công tác bố trí một đồng chí mặc thường phục trinh sát tại các hàng quán hay tại các ngã tư. Khi quan sát nhìn thấy người có biểu hiện sử dụng rượu bia đang tham gia giao thông, sẽ báo cho Tổ công tác. Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp người dân quan sát, phát hiện thấy phương tiện đi lượn lách, siêu vẹo có biểu hiện sử dụng rượu bia cũng báo cho lực lượng CSGT. Trường hợp không có lỗi vi phạm giao thông nhưng có biểu hiện sử dụng rượu bia, CSGT vẫn dừng xe và thông báo thực hiện kế hoạch kiểm tra nồng độ cồn. Trong quá trình kiểm tra, các chiến sĩ chấp hành nghiêm điều lệnh.

Chia sẻ vè khó khăn trong quá trình thực thi công vụ, Thiếu tá Trần Quang Chinh, cho biết: "Một số đối tượng điều khiển phương tiện trong hơi thở có nồng độ cồn cao thường mất kiểm soát hay có những lời lẽ, hành động cố tình kéo dài thời gian… để không bị kiểm tra, gây khó khăn cho lực lượng chức năng. Thậm chí, một số đối tượng dù có sử dụng bia rượu ngoan cố, không hợp tác, không đo nồng độ cồn… . Đối với những trường hợp này, lực lượng chức năng vẫn kiên quyết xử lý nghiêm". Trong hình, các chiến sĩ đang lập biên bản một trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Chia sẻ vè khó khăn trong quá trình thực thi công vụ, Thiếu tá Trần Quang Chinh, cho biết: "Một số đối tượng điều khiển phương tiện trong hơi thở có nồng độ cồn cao thường mất kiểm soát hay có những lời lẽ, hành động cố tình kéo dài thời gian… để không bị kiểm tra, gây khó khăn cho lực lượng chức năng. Thậm chí, một số đối tượng dù có sử dụng bia rượu ngoan cố, không hợp tác, không đo nồng độ cồn… . Đối với những trường hợp này, lực lượng chức năng vẫn kiên quyết xử lý nghiêm". Trong hình, các chiến sĩ đang lập biên bản một trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Thời gian gần đây do dịch COVID-19 nên việc người dân sử dụng rượu bia tại các hàng quán ăn giảm rõ rệt. Được biết, từ 15/01 – 15/02, là tháng cao điểm trước, trong và sau Tết, Đội CSGT số 6 đã xử phạt 62 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Và cũng chỉ trong 10 ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần (từ 31-1 đến 10-2), Phòng CSGT (Công an thành phố Hà Nội) đã xử lý 1.099 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông…

Thời gian gần đây do dịch COVID-19 nên việc người dân sử dụng rượu bia tại các hàng quán ăn giảm rõ rệt. Được biết, từ 15/01 – 15/02, là tháng cao điểm trước, trong và sau Tết, Đội CSGT số 6 đã xử phạt 62 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Và cũng chỉ trong 10 ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần (từ 31-1 đến 10-2), Phòng CSGT (Công an thành phố Hà Nội) đã xử lý 1.099 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông…

Video có thể bạn quan tâm:

Phú Linh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn//manh-tay-xu-ly-vi-pham-nong-do-con-nhieu-ma-men-sa-luoi-169220217112456263.htm