Masan High-Tech Materials phát triển công nghệ tái chế Coban mới
H.C. Starck Tungsten Powders – một trong những công ty thành viên của Masan High-Tech Materials hiện đang nghiên cứu dây chuyền công nghệ mới để tái chế Coban từ nguồn kim loại phế liệu tại nhà máy ở Goslar, Đức.
Liên minh châu Âu đã xếp loại Coban là nguyên liệu thô quan trọng. Bên cạnh vai trò là chất nền dẻo, dính kết trong hợp kim cứng, Coban cũng được sử dụng trong Pin Lithi-ion hoặc Pin Li-Po. Nghĩa là Coban đóng vai trò quan trọng trong xe điện, một ngành công nghiệp chủ chốt trong tương lai. Quốc gia có nguồn nguyên liệu Coban sơ cấp lớn nhất thế giới hiện nay là Cộng hòa Dân chủ Công-gô, chiếm khoảng 65% sản lượng thế giới.
H.C. Starck Tungsten Powders dự định đầu tư khoảng 3 triệu Euro vào việc nghiên cứu và phát triển quy trình công nghệ mới, trong đó Coban được phân loại là nguyên liệu thô quan trọng có thể được chiết xuất từ kim loại phế liệu. Điều này rất tốt nếu các nhà hoạch định chính sách liên bang và tiểu bang có thể giúp tài trợ và hỗ trợ pháp lý cho các quy trình triển khai công nghệ này. Mới đậy, Bộ trưởng Bộ Lao động CHLB Đức Hubertus Heil (SPD) đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc với dự án của Công ty đang thực hiện.
Theo lời mời của Ứng cử viên Quốc hội Liên bang SPD Frauke Heiligenstadt và hai nghị sĩ Quốc hội Liên bang Petra Emmerich-Kopatsch và Dr. Alexander Saipa, chính trị gia Penier đã có chuyến thăm chính thức tới Goslar, Đức. Khi thu thập các thông tin về việc làm sao để có được khoản trợ cấp dự kiến khoảng 800.000 Euro từ các khoản dự trữ nhà nước, ông Heiligenstadt, hiện là nghị sĩ Quốc hội, đã nhận thấy chuỗi giá trị trong vùng nếu cả kim loại thiết yếu và kim loại hiếm có thể được thu về từ pin lithium-ion hết giá trị sử dụng từ xe ô tô điện được sản xuất trong và ngoài Wolfsburg.
Bà Julia Meese-Marktscheffel - Trưởng Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển đã dẫn đoàn đi tham quan nhà máy luyện kim thủy lực thí điểm đầu tiên đầy ấn tượng. Nhà máy có các quy trình riêng biệt đều được kiểm định - trong đó có cả việc sử dụng trí tuệ nhân tạo khi lấy mẫu ở quy trình sản xuất. Các phế phẩm kim loại đã được nung chảy với sự hỗ trợ của muối ở nhiệt độ trên 1.000 độ, lò nung được trang bị bằng các thiết bị nặng. H.C. Starck Tungsten Powders dự định đưa dây chuyền công nghệ thử nghiệm trong vòng ít nhất 1,5 năm tới. Sau đó, chuyển sang sản xuất quy mô công nghiệp.
Theo ông Hady Seyeda - Tổng Giám đốc H.C. Starck vấn đề cuối cùng là khoản đầu tư không dưới 3 triệu Euro. Nếu có ngoại lệ được bổ sung vào Bộ luật Chuỗi cung ứng Đức đã được phê duyệt gần đây thì điều này sẽ rất có lợi đối với H.C. Starck và các công ty tái chế. Nói cách khác, các nguyên liệu thô thứ cấp sẽ được miễn trừ nghĩa vụ thực hiện vì chúng đã được đưa trở lại chuỗi cung ứng lần thứ 2 và đã được kiểm định.
Ông Craig Bradshaw - Tổng Giám đốc Masan High-Tech Materials cho rằng: “Chúng tôi đang nghiên cứu phát triển các vật liệu khoáng sản tiên tiến, mang tính chiến lược và cùng với các đối tác hàng đầu toàn cầu khác trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, tìm kiếm các giải pháp cung ứng ổn định, dài hạn nhằm hạn chế rủi ro trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Vị thế trên thị trường của chúng tôi chủ yếu dựa vào năng lực đổi mới sáng tạo và chuyên môn cao về công nghệ”.
H.C. Starck Tungsten Powders là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về bột Vonfram chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Công ty có kinh nghiệm hơn 100 năm về sản xuất Vonfram kết hợp với năng lực đổi mới sáng tạo và chuyên môn công nghệ cao. Với kinh nghiệm nhiều thập kỷ về tái chế và khả năng tiếp cận nguồn trữ lượng Vonfram lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc của công ty mẹ Masan High-Tech Materials, H.C. Starck Tungsten Powders đảm bảo được nguồn cung ổn định về nguyên liệu thô không có mâu thuẫn. H.C. Starck Tungsten Powders có khoảng 540 nhân viên làm việc tại 3 nhà máy tại Đức, Canada và Trung Quốc cũng như các văn phòng giao dịch tại Mỹ và Nhật Bản. Trụ sở chính của Công ty đặt tại Goslar - CHLB Đức nơi có nhà máy sản xuất lớn nhất.