Thời gian qua, "cơn bão" đồ chơi Trung Quốc tràn ngập trên thị trường, nhưng gia đình ba thế hệ làm nghề đồ chơi dân gian của ông Vũ Huy Đông (làng Ông Hảo, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) vẫn đang giữ gìn nghề làm mặt nạ đồ chơi Trung thu truyền thống.
Nghề làm đồ chơi Trung thu truyền thống của làng có từ thời còn hợp tác xã, khoảng những năm 80 của thế kỷ trước.
Ban đầu ông làm chủ yếu hình mặt Tễu
Với mặt nạ Chí Phèo, Thị Nở
Dần dần theo thị hiếu của khách hàng cũng như thích nghi với cơ chế thị trường, ông mới chuyển sang làm mặt nạ 12 con giáp và một số con giống khác.
Nguyên liệu làm mặt nạ được làm từ giấy, xé giấy thành từng mảnh vụn vừa phải rồi dùng hồ dán bồi các mảnh giấy lên khuôn đúc thành nhiều lớp để tạo độ dày và kết dính.
Đây là công đoạn quyết định hình dáng và độ bền của mặt nạ, vì thế cần phải đảm bảo được độ căng, độ mịn, độ dày cũng như hình dáng chuẩn với khuôn đúc.
Sau khi đã phơi khô, những chiếc phôi mặt nạ này sẽ được đục mắt.
Để giữ được rõ chi tiết họa tiết của một chiếc mặt nạ hoàn chỉnh, cần phải đem phơi. Ông Đông đang thu lại mặt nạ đã phơi khô để sau đó sẽ đem vào vẽ tiếp.
Lớp sơn này khô, mới tiếp tục tô sơn lớp sơn khác lên để tránh bị nhòe.
Sơn ta là nguyên liệu được dùng để vẽ lên mặt nạ.
Công đoạn vẽ mặt nạ cũng rất quan trọng, đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ và có nhiều kinh nghiệm để cho những nét vẽ thể hiện rõ tính cách của nhân vật.
Bạn Nguyễn Thị Mỹ Duyên đang được ông ngoại hướng dẫn cách cầm bút cũng như cách chọn bút lông tùy theo từng nét vẽ.
Các sản phẩm được chuyển đi nhiều địa phưng như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Quảng Ninh... hay các chợ đầu mối của Hưng Yên.
Bà Vũ Thị Hạnh chia sẻ, gia đình bà giữ nghề vì đó là bản sắc của quê hương.
Ông Đông cho biết, rất nhiều công ty du lịch đã xếp tour cho khách nước ngoài đến tham quan. Ông rất tự hào về điều đó vì đây chính là một cách quảng bá hình ảnh quê hương với du khách quốc tế.
Phố Hàng Mã rực rỡ trước tết Trung thu. Nguồn: Báo Dân Việt.
Trần Hải