Mất răng thật, không chỉ xấu đi một chút đâu mà hệ quả còn tồi tệ đến không tưởng
Có phải mất răng thì chỉ xấu đi một chút về thẩm mỹ hay không? Không phải nhé, mất răng còn có thể tác động đến toàn bộ cơ thể, từ dây thần kinh vùng miệng đến xương hàm, hệ tiêu hóa…
Mất răng không chỉ xấu một chút thôi đâu!
Bạn đã bao giờ nhìn thấy một người mất răng và không đeo răng giả chưa? Chắc chắn khi đó ngay cả bạn cũng cảm thấy có gì đó không ổn, cụ thể là cảm giác lệch ở bên mặt có chiếc răng bị mất. Và ngay lập tức bạn có suy nghĩ "phải lắp một chiếc răng mới". Thế nhưng với không ít những người bị mất răng, họ lại rất thờ ơ với việc lắp răng mới, bởi với họ "mất răng thì sao, chỉ là xấu một chút thôi mà".
Theo thống kê mới nhất của Viện Răng Hàm Mặt Trung ương, hơn 90% người dân Việt Nam gặp các bệnh lý về răng miệng, trong đó mất răng chính là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức khỏe của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây mất răng, phổ biến nhất là do không điều trị kịp thời các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, sâu răng...; Do các bệnh lý như huyết áp, tiểu đường, tim mạch... hoặc do tai nạn ngoài ý muốn.
Đúng là mất răng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ bề ngoài và nhìn thấy rõ ràng nhất. Miệng của bạn sẽ chảy xệ theo thời gian và rất nhiều nếp nhăn xuất hiện đặc biệt là xung quanh miệng. Như vậy thì rõ ràng là rất xấu rồi.
Thế nhưng, không chỉ ảnh hưởng về thẩm mỹ, mất rằng còn có những tác động không nhỏ đến toàn bộ cơ thể, từ dây thần kinh vùng miệng đến xương hàm, hệ tiêu hóa đến tâm lý chung... Đáng tiếc, ít người nhận ra điều này nên rất chủ quan để mặc tình trạng mất răng diễn ra lâu dài, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Bất kể chiếc răng ở vị trí nào bị mất, nếu không được điều trị sẽ làm ảnh hưởng đến những răng còn lại. Bình thường, các chiếc răng có tác dụng nâng đỡ cho nhau, tạo nên sự liên kết giữa các răng giúp trải đều lực nhai. Khi răng bị mất, răng bên cạnh sẽ mất đi lực nâng đỡ và chúng sẽ bắt đầu có chiều hướng di chuyển theo hướng khoảng trống. Răng bị dịch chuyển làm cản trở hoạt động nhai và là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh loạn năng thái dương hàm, gây ra những cơn đau nhức vùng thái dương, đau dây thần kinh vùng miệng...
Các răng xô lệch tạo ra khoảng trống, làm cho thức ăn dư thừa dễ đọng lại và trở thành "cái bẫy" cho vi khuẩn tích tụ, phát triển. Về lâu dài dẫn đến sâu răng và bệnh nướu răng. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến mất răng và tiêu xương.
Không những thế, người bị mất răng gặp khó khăn rất lớn trong việc cắn xé, nghiền nhỏ thức ăn. Do đó, sẽ hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa như dạ dày, rối loạn tiêu hóa….
Làm gì khi bị mất răng?
Bất kể nguyên nhân khiến răng bị mất là gì, hãy tìm cách thay thế chúng, vừa là để điều chỉnh diện mạo tổng thể để có gương mặt hài hòa vừa để tránh những ảnh hưởng khác tới sức khỏe. Cấy ghép nha khoa Implant là một lựa chọn khi bạn cần thay thế một hay nhiều răng ở các vùng khác nhau trong miệng. Đây là phương pháp trồng răng giả hiện đại nhất hiện nay vừa có tác dụng phục hồi khả năng ăn nhai, lại có tính thẩm mỹ gần y như răng thật, đem lại cho bạn nụ cười tự tin.
Cấy ghép implant được thực hiện bằng cách cấy ghép 1 chân răng giả làm bằng titanium vào bên trong xương hàm ở vị trí răng đã mất để tạo ra các chân răng nhân tạo rồi gắn lên đó các răng giả cố định. Theo chia sẻ của ThS. BS Trần Hưng - BS có hơn 15 năm kinh nghiệm Phục hình răng Implant tại Nha khoa Quốc tế DND, điểm mạnh mà Implant mang lại là độ lâu bền, chịu lực tốt hơn cả răng thật. Ngoài ra, phương pháp này còn giúpphòng tránh được các nguy hiểm khi mất răng như tiêu ổ xương hàm làm thay đổi cấu trúc toàn khuôn mặt, gây biến dạng khuôn mặt hay làm biến âm khi giao tiếp…
Tuy nhiên, cũng như bất kì phương pháp điều trị nha khoa nào khác, khi quyết định thực hiện bạn cần tới địa chỉ nha khoa uy tín và chất lượng bởi đây là kỹ thuật đòi hỏi trình độ cao, trang thiết bị hiện đại.