Mặt suýt biến dạng vì sử dụng nha đam sai cách
Sưng rộp nổi bọng nước, người phụ nữ khóc thét nhìn vào khuôn mặt biến dạng của mình sau khi sử dụng nha đam.
Một người phụ nữ họ Lý 62 tuổi (giấu danh tính) ở Đài Loan, cách đây 4 tháng phát hiện ra một vết bớt lạ trên da, bà chủ quan nghĩ rằng sẽ không có vấn đề gì cả cho tới khi số lượng lẫn kích thước của nó ngày càng tăng. Không chỉ vậy. Linh tính cho thấy vết bớt có vấn đề, bà đã đến bệnh viện da liễu Đài Trung để khám.
Tại đây các bác sĩ cho biết bà đã bị dị ứng với chất độc có trong dịch nhầy của cây nha đam.
Điều cần biết là nhựa cây nha đam nguyên chất là một chất độc, khi để ra ngoài không khí chất nhựa này dễ bị oxy hóa làm mất đi một phần hoạt tính, do đó cần có quy trình chiết xuất đúng đắn để ổn định hoạt chất.
Nha đam hay còn được gọi là cây lô hội thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc từ Bắc Phi và sống trong khí hậu khô, nóng.
Các nghiên cứu cho thấy nhựa trong lá nha đam có chứa nhiều vitamin, axit amin và khoáng chất mang lại một số tác dụng trong việc điều trị bệnh.
Nha đam là loại cây dân dã, dễ trồng, được nhiều người biết đến như "thần dược" với tác dụng làm đẹp da. Theo truyền thuyết nữ hoàng Ai Cập Cleopatre nhờ nha đam mà có làn da mịn màng.
Nhờ vào các dưỡng chất có tính chống viêm, kháng khuẩn mà nha đam có tác dụng dịu nhẹ, làm lành, trị thâm những vết thương do mụn gây ra. Đặc biệt, độ pH của nha đam giúp se khít lỗ chân lông, ngăn ngừa và giảm mụn hiệu quả.
Bên cạnh đó, nha đam kích thích cơ thể tồng hợp collagen và các elastin – tái tạo tế bào mới; hạn chế sản sinh melanin – ngăn ngừa và điều trị nám da.
Tuy nhiên, nha đam không hẳn là loài cây lành tính!
Thành phần chủ yếu trong cây nha đam là chất aloin (chiếm 16-20%) có tác dụng tẩy vị đắng.
Sử dụng aloin liều cao có thể làm co bóp, chống táo bón như thuốc sổ, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, rối loạn chức năng gan, thận.
Phụ nữ mang thai dùng aloin sẽ làm tử cung co bóp mạnh và có thể dẫn tới sảy thai, sinh non hoặc con sinh ra bị dị tật.
Với trẻ nhỏ, aloin có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, tim đập nhanh, hồi hộp lâu ngày, thậm chí nó có thể dẫn tới chứng hoang tưởng, lo sợ, nhút nhát.
Gel nha đam thường được sử dụng để dưỡng da, làm dịu các tổn thương trên da như bỏng, cháy nắng... Tuy nhiên, sử dụng gel nha đam trong thời gian dài có thể dẫn tới dị ứng như viêm, phát ban, đỏ mí mắt. Hơn nữa, bôi gel nha đam và đi ra ngoài nắng có thể khiến da bị kích ứng, phát ban, đỏ rát.
Nha đam có khả làm hạ đường huyết. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên cẩn trọng khi sử dụng sản phẩm này.
Nhựa của nha đam có liên quan đến suy thận. Người thận yếu hoặc có tiền sử mắc bệnh thận nên tránh sử dụng nha đam.
Ngoài ra, các hoạt chất có trong nha đam có thể tương tác với một số loại thuốc như Digoxin, thuốc trị đái tháo đường, Sevoflurane, thuốc lợi tiểu và có thể dẫn đến bệnh thận nếu dùng trong thời gian dài.
Mủ của cây nha đam có thể gây ra co thắt, đau bụng, đầy bụng. Do đó, nếu đang gặp vấn đề về dạ dày, bạn nên tránh sử dụng nha đam.
Bởi những đặc tính trên nên trong thời gian làm đẹp bằng nha đam, chị em phụ nữ không tiếp xúc trực tiếp da với ánh nắng mặt trời, thoa kem chống nắng đều đặn.
Chỉ nên sử dụng vào buổi tối và dùng 2-3 lần/ tuần. Thời gian đắp mặt nạ không quá ngắn, cũng không quá dài, khoảng 15-20 phút, không nên đắp qua đêm.
Cần thử phản ứng của da trước khi đắp mặt nạ nha đam lên mặt bằng cách xử lý lớp nhựa nha đam trước khi sử dụng, chỉ sử dụng phần gel nha đam trong suốt.
Trang Dung (Lược dịch Ifeng)