Đêm 8/10/2014, hiện tượng Trăng máu xuất hiện đã làm “náo loạn” những bạn trẻ yêu thích thiên văn trên thế giới.
Trăng máu hay còn gọi là Trăng đỏ (blood Moon) là hiện tượng nguyệt thực toàn phần khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng. Mặt Trăng sẽ bị bóng của Trái Đất che phủ hoàn toàn khiến cho Mặt Trời không thể chiếu trực tiếp vào nó. Lúc này, Mặt Trăng sẽ thay đổi nhiều màu sắc khác nhau do hiện tượng tán xạ.
Những cuốn Kinh thánh của Thiên chúa giáo từng cho rằng khi Mặt Trăng máu xuất hiện đó lúc ngày tận thế sẽ đến. Thực chất, đây chỉ là một hiện tượng thiên văn kỳ thú hiếm gặp.
Trăng xanh (blue moon) là hiện tượng Trăng tròn lần thứ hai trong 1 tháng. Do mỗi năm dương lịch dài hơn năm âm lịch 11 ngày nên những ngày này dần dồn lại để sau khoảng hai hoặc ba năm lại có thêm một lần Trăng tròn.
Trên thực tế Mặt Trăng không hề phát ra màu xanh dương mà do các hạt bụi trong Dải Ngân Hà làm phân tán tia sáng xanh nên ta mới thấy Mặt Trăng có màu xanh.
Hiện tượng siêu Mặt Trăng (super mooon)
Siêu Mặt Trăng là hiện tượng Mặt Trăng tròn hay Trăng non trùng với khoảng cách gần nhất giữa Mặt Trăng và Trái Đất (cận điểm).
Giới khoa học thường gọi hiện tượng siêu Trăng là Trăng tròn cận điểm hay Trăng non cận điểm.
Nhật thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng chen vào giữa che khuất hoàn toàn hoặc một phần Mặt Trời nên khi người xem nhìn lên Mặt Trời chỉ thấy một màu đen.
Nhật thực ngày 15/01/2010 được coi là lần nhật thực dài nhất thiên niên kỷ với độ che khuất 0,9190.
Trước đó vào ngày 22/07/2009, nhật thực toàn phần xảy ra được coi là lần nhật thực toàn phần dài nhất thể kỷ 21 với khoảng thời gian tối đa 6 phút 39 giây.
Cầu vồng Mặt Trăng (Moon bows) là hiện tượng cực kỳ hiếm gặp.
Chúng chỉ xuất hiện vào ban đêm khi Mặt Trăng ở vị trí thấp và khi đó Trăng tròn hoặc gần tròn.
Cột Mặt Trời (Sun Pillars) là trục của ánh sáng kéo dài của Mặt Trời hoặc các ánh ánh sáng khác gần đường chân trời trải dài trở lên trên hoặc ngược lại.
Cột Mặt Trời được hình thành khi ánh sáng của Mặt Trời gặp phản xạ với hàng triệu tinh thể băng trong những đám mây, hay không khí.
Người yêu thích thiên văn có thể được ngắm cột mặt trời lúc bình minh lên hoặc khi hoàng hôn buông xuống.
Mặt Trời ảo (hay còn gọi là Sun Dogs) là hiện tượng hai, hoặc ba “Mặt Trời” xuất hiện cùng lúc. Còn Mặt Trời thật sáng hơn nhưng lại là hư ảo.
Đây được coi là một hiện tượng thiên văn hiếm gặp vì chúng chỉ diễn ra lúc Mặt Trời đến gần chân trời và tạo nên những hiện tượng quang học.
Mặt Trời xanh (Green Flash, chớp xanh) xảy ra khi Mặt Trời nằm rất thấp và chỉ có một phần nhỏ nhô lên khỏi đường chân trời, một phần rất nhỏ ở mép trên của Mặt Trời xuất hiện màu xanh từ 1 – 2 giây.
Hiện tượng "Mặt Trời xanh" dễ bắt gặp hơn ở bờ biển phía tây, khi Mặt Trời lặn. Trong ảnh là hình Mặt Trời xanh xuất hiện bên bờ biển San Francisco, California, Mỹ.
Theo Minh Phương/Khám phá