Mâu thuẫn trong xác định khái niệm 'di sản tư liệu'
Một trong những điểm mới của dự thảo Luật di sản (sửa đổi) lần này là bổ sung khái niệm 'di sản tư liệu'. Đây là 1 khái niệm tương đối mới cả ở Việt Nam và trên thế giới, vì vậy việc xác định nội hàm khái niệm này trong luật còn khó khăn, dễ chồng lấn. Thực tế, có nhiều loại hình được hiểu như 'di sản tư liệu' đã được công nhận, nhưng chưa được phát huy.
Đây là 1 trong những di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi vào danh sách di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Di sản bao gồm 48 văn bản chữ Hán, Nôm thuộc sở hữu của ba dòng họ Nguyễn Huy, Trần Văn và họ Hoàng ở làng Trường Lưu, thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Khác với các vật thể hiện hữu hoặc các di sản phi vật thể, “di sản tư liệu” là những vật thể mang thông tin, như mộc bản, bút tích, cuốn sách, bộ phim, bức ảnh,…
Tuy được UNESCO ghi danh, nhưng “di sản tư liệu” vẫn là khái niệm khá mới và chưa được ghi nhận trong Luật Di sản văn hóa hiện hành. Điều này dẫn đến thiếu hành lang pháp lý để bảo tồn, phát huy các di sản này. Vì vậy, khi sửa đổi Luật Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã bổ sung khái niệm “di sản tư liệu”.
Tuy nhiên khái niệm này đang bị chồng lấn với khái niệm “tài liệu lưu trữ đặc biệt” trong dự thảo Luật Lưu trữ sửa đổi. Chưa phân định được khái niệm có thể dẫn đến việc không xác định được trách nhiệm các bên cũng như biện pháp bảo tồn phù hợp.
Thực tế, các cơ sở lưu trữ hiện nay có hạn, vì vậy nhiều tư liệu cũng chưa được bảo vệ đầy đủ. Việc có thêm biện pháp bảo tồn từ khía cạnh di sản là điều đáng khích lệ. Điểm thuận lợi là 2 dự thảo Luật này đang cùng trong thời gian soạn thảo, chỉnh lý, vì vậy có thể thống nhất để sửa đổi tránh chồng chéo.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!