Máy cuộn rơm - Lợi ích cho sản xuất và bảo vệ môi trường

Thời gian qua, dù đã được khuyến cáo, tuyên truyền tác hại của việc đốt rơm rạ trên đồng ruộng, nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh sau mỗi vụ thu hoạch lúa. Trước thực trạng đó, từ vụ đông xuân năm 2019, tỉnh ta đã hỗ trợ nông dân kinh phí mua máy cuộn rơm, bước đầu cho thấy hiệu quả, lợi ích cả về giá trị sản xuất lẫn bảo vệ môi trường.

Máy cuộn rơm tại cánh đồng HTX Thọ Bình, xã Yên Phong (huyện Yên Mô).

Cánh đồng Thọ Bìnhcủa HTX Thọ Bình, xã Yên Phong (huyện Yên Mô) rộng 96 ha. Sau khi bà con thu hoạchxong diện tích lúa mùa, chỉ trong vòng 7 ngày hoạt động liên tục, chiếc máy cuộnrơm đã cơ bản giải quyết được số lượng rơm tồn đọng trên cả cánh đồng, sớm giảiphóng đất cho bà con nông dân làm vụ đông kịp khung thời vụ. Theo đó, đã có hơn30 tấn rơm được thu hoạch tại cánh đồng, vận chuyển xuất bán cho Công ty bò sưãMộc Châu, tỉnh Sơn La.

Ông Nguyễn Công Đoàn,Giám đốc HTX nông nghiệp Thọ Bình, xã Yên Phong (huyện Yên Mô) cho biết: Trước đây,để hạn chế việc đốt rơm rạ trên đồng, chính quyền địa phương đã khuyến cáo ngươìdân áp dụng các biện pháp xử lý rơm rạ khoa học, hợp lý, như thu gom rơm làm thứcăn cho gia súc, ủ phân hoặc tích trữ làm nguyên liệu trồng nấm... Tuy nhiên, dođặc thù sản xuất nông nghiệp, thời gian chuyển vụ nhanh, phần nhiều bà con nôngdân muốn nhanh gọn, thuận tiện nên đã chọn cách đốt rơm rạ tại đồng, không chỉ ảnhhưởng đến môi trường, mà còn tác động xấu đến hiệu quả sản xuất trong những vụtiếp theo... Vụ mùa năm nay, lần đầu tiên HTX phối hợp đưa máy cuộn rơm vào hoạtđộng, chúng tôi rất vui mừng và nhận thấy hiệu quả và ý nghĩa to lớn. Không còntình trạng đốt rơm rạ khói bay mù trời, cũng không còn kiểu mạnh nhà ai nhà nâýthu gom, rơm rạ vương vãi khắp nơi... Không chỉ HTX yên tâm, mà người nông dâncũng phấn khởi khi đồng ruộng được thu dọn sạch rơm rạ, kịp thời chuẩn bị cho vụsản xuất tiếp theo...

Ông Phạm Hồng Sơn,Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: Những năm qua, việc đưacơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ta đã chiếm trên 90%. Cụthể là vào vụ thu hoạch lúa, máy gặt thực hiện thu hoạch trên 90% diện tích lúavà thải rơm rạ ngay trên đồng ruộng. Do đó, cứ vào thời điểm sau thu hoạch lúavài ngày, nhiều người, nhất là những gia đình ở gần cánh đồng rất khó chịu trướctình trạng đốt rơm rạ, gây khói bụi, ô nhiễm, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường,đời sống của nhân dân. Đặc biệt, vào những ngày trời ẩm trong tháng 9, tháng10, khói cháy từ rơm rạ còn khuếch tán chậm trong không khí, gây hại dài ngàytrong không gian rộng lớn. Hơn nữa, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, việc đốtrơm rạ ngay trên đồng sẽ làm đất chai cứng, biến chất, mất đi chất dinh dưỡng củađất...

Trước thực trạng đó,từ vụ đông xuân năm 2019, tỉnh Ninh Bình đã triển khai hỗ trợ nông dân mua máycuộn rơm đưa vào sản xuất. Theo đó, tỉnh hỗ trợ người mua máy cuộn rơm 30% tiềnmua máy, với chi phí mỗi máy gần 300 triệu đồng. Sau thời gian đi vào hoạt độngkết quả bước đầu cho thấy đạt hiệu quả rõ nét. Sau khi bà con thu hoạch xong lúa,1 chiếc máy cuộn rơm hoạt động trong vòng 10 phút có thể cuộn hết 1 sào, vơíkhoảng 5-6 cuộn. Trong 1 ngày có thể cuộn được 500 cuộn, tương đương 8-10 tấn rơmrạ. Giải pháp sử dụng máy cuộn rơm đang được tỉnh Ninh Bình và một số địa phươngáp dụng, là giải pháp tối ưu giúp giải quyết được bài toán xử lý nguồn rơm rạsau thu hoạch, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng rơm rạ, nâng cao giá trị sảnxuất, cũng như góp phần đáng kể vào việc hạ giá thành sản phẩm chế biến và bảovệ môi trường sống trong cộng đồng…

Cũng theo đồng chíChi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Phạm Hồng Sơn, từ 2 máy ban đầu hoạtđộng ở vụ đông xuân, trong vụ mùa này, toàn tỉnh đã tăng lên 6 máy hoạt động,do 5 cá nhân và các tổ hợp, hợp tác xã trong tỉnh đăng ký mua, thực hiện ở hâùkhắp các huyện, thành phố - nơi có nguồn rơm rạ sau thu hoạch trong tỉnh, giảiquyết cơ bản vấn đề phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Theo đó, rơm rạ sauthu hoạch lúa, được máy cuộn rơm cuộn thành từng bó lớn, từ 16-18kg, vận chuyểnđi các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, nhập cho các trang trại, nhà máy chăn nuôi bò sưãlàm thức ăn chăn nuôi và cung ứng cho các hộ làm nấm, làm phân bón, làm đệm lót,bảo quản một số mặt hàng, sản phẩm dễ vỡ..., với giá bán dao động từ2.200-2.500 đồng/kg.

Với những kết quảbước đầu từ máy cuộn rơm, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh khuyến cáo người dânkhông đốt rơm rạ, đồng thời, để các máy cuộn rơm vận hành và đi vào hoạt động đạthiệu quả cao, rất cần sự phối hợp của các địa phương, các HTX trong tuyên truyền,vận động người dân cùng hợp tác, từng bước thay đổi thói quen không có lợi, hướngđến giải pháp xử lý rơm rạ, các phụ phẩm nông nghiệp hiệu quả, nâng cao giá trịsản xuất. Đặc biệt, việc đưa máy cuộn rơm vào sản xuất cũng là tăng cường ứng dụngcơ giới hóa vào sản xuất, nâng cao giá trị thu hoạch trên diện tích canh tác, gópphần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.

Bài, ảnh: Huy Hoàng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/may-cuon-romlui-ich-cho-san-xuat-va-bao-ve-moi-truong-20191022082447363p2c20.htm