Máy thay người cấy lúa trên cánh đồng rộng 20ha ở Can Lộc
HTX Hạ Vàng (xã Vượng Lộc, Can Lộc) là đơn vị đầu tiên ở Hà Tĩnh áp dụng mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa trên cánh đồng 20 ha, bắt đầu từ vụ hè thu 2020.
Đẩy mạnh ứng dụng KHKT vào sản xuất, vụ hè thu năm nay, 65 xã viên của HTX Hạ Vàng phối hợp với Công ty Công nghệ nông nghiệp xanh (Hà Nội) triển khai mô hình điểm về trồng lúa áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trên cánh đồng 20 ha với cùng 1 loại giống - Nếp 98.
Cơ giới hóa từ khâu làm đất...
Theo đó, HTX áp dụng đồng bộ các giải pháp về cơ giới trong tất cả quy trình sản xuất, bắt đầu từ công đoạn làm đất, đóng khay, bắc mạ, cấy lúa, phun thuốc bảo vệ thực vật cho đến khâu thu hoạch…
Được biết, từ việc đánh giá hiệu của mô hình này, huyện Can Lộc dự kiến sẽ mở rộng diện tích sản xuất lúa theo hình thức cơ giới hóa đồng bộ trên diện tích 120 ha ở 6 xã: Vượng Lộc, Thiên Lộc, Tùng Lộc, Thị Trấn Nghèn, Khánh Vĩnh Yên, Quang Lộc trong vụ xuân năm tới (2021).
... đến cấy lúa đều được sử dụng máy móc thay cho sức người
Việc ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa nhằm khắc phục tình trạng manh mún ruộng sản xuất, hình thành vùng sản xuất tập trung, thửa ruộng lớn; tạo điều kiện thuận lợi trong tưới tiêu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả, năng suất, tăng thu nhập cho người dân.
Đây cũng là cơ hội mở để doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, tạo nguồn lực để xây dựng nông thôn mới.