Mẹ lo lắng khi con thường xuyên lơ đãng trong giờ học
Từ năm ngoái, khi biết con không tập trung, thường xuyên lơ đãng trong giờ học, chị Bùi Thanh Hoài (Thanh Xuân, Hà Nội) đã rất lo lắng. Bước vào năm học mới, con vẫn không để ý lời cô giảng, lúc nào cũng ngây người ra khiến chị Hoài không biết làm thế nào.
Chị Hoài không hiểu tại sao cậu con trai đột nhiên lại thay đổi như vậy. Năm lớp 1, cu cậu vẫn học tập bình thường. Thế nhưng, từ cuối năm lớp 2, cậu thường xuyên không tập trung nghe cô giáo giảng mà ngồi nghĩ vẩn vở. Cậu ít khi hoàn thành bài tập ở trên lớp. Thậm chí, trong những tiết kiểm tra, trong khi các bạn cắm cúi, chăm chú làm bài tập thì cậu ngồi cắn bút, đầu óc để đâu đâu. Đến khi cô giáo nhắc mà cậu vẫn ngây người ra. Khi được cô giáo phản ánh, chị Hoài đã mắng, thậm chí phạt con. Chị Hoài rất lo lắng, nếu tình trạng này của con kéo dài thì không biết con có theo kịp các bạn trên lớp.
Tìm ra nguyên nhân của sự không tập trung
Chia sẻ về vấn đề trẻ không tập trung, lơ đãng trong giờ học, bác sĩ tâm lý trẻ em Hàn Quốc Cheonseok Suhtư vấn, cần nghĩ ngay đến việc có thể trẻ không hiểu nội dung bài học và không cảm thấy hứng thú với tiết học. Nếu bài họckhông khó mà con vẫn mất tập trung thì chắc chắn có một nguyên nhân khác như con mải nghĩ tới một game mới rất thú vịhoặc bị bạn nào đó bắt nạt.
Chamẹ hãy quan sát, khéo léo nói chuyện cùng con để trả lời được các câu hỏi: Có chuyện gì quan trọng lôi kéo tâm trí con không? Hiện tại, cảm xúc của con có đang ở trạng thái ổn định không? Kiến thức con đang học có quá khó với con không? Khả năng nhận thức của con có theo kịp bài học không?
Việc tìm ra nguyên nhân con không tập trung rất quan trọng định hướng giải quyết.
Đồng hành cùng con
Khi yêu cầu con làm việc gì, cha mẹ nhất định phải ở bên cạnh con.Khi giao cho con làm bài tập, với đứa trẻ thiếu tập trung, cha mẹ không nên giao một lúc nhiều bài mà chia nhỏ ra thành những bài ngắn để con có thể duy trì sự tập trung tốt hơn.
Cha mẹ cần thường xuyên sử dụng đồng hồ. Với 1 bài tập ngắn, cha mẹ “khoán” cho con làm trong 5 phút. Cứ hoàn thành 1 bài tập trong 5 phút thì con được nghỉ 1-2 phút và làm bài tập mới. Dần dần, cha mẹ tăng số bài tập và số thời gian làm trong 1 lần để tăng thời gian tập trung của con lên 7 phút, 10 phút, 15 phút… Khi bị khoán thời gian, sự tập trung của con sẽ tốt hơn và khi được rèn luyện thường xuyên, việc tập trung làm công việc gì đó sẽ trở thành thói quen.
Khi con có thể tăng thời gian tập trung thì cha mẹ có thể thưởng cho con. Tuy nhiên, cha mẹ cần nhớ, không nên tăng thời gian tập trung nhanh quá. Cần đặt ra mục tiêu tăng ít một để con từ từ thực hiện để con đủ sức thực hiện,không bị thất bại.
Nhiều cha mẹ rèn sự tập trung cho con xong thường mắc lỗi “lợi dụng” con. Bình thường,con sẽ làm bài tập trong vòng 1 giờ, tuy nhiên với sự tập trung thì con chỉ hoàn thành trong vòng 30 phút. Lẽ ra, 30 phút còn lại con được vui chơi, làm những gì mình thích thì cha mẹ giao thêm bài tập cho con. Làm thế này, con sẽ không có động lực để tập trung mà chọn cách vừa học vừa chơi để chỉ phải hoàn thành số lượng bài tập ban đầu.