Mẹo sống còn: Cứu đồ điện, nội thất trong mùa mưa bão với những lưu ý đơn giản

Vào mùa mưa bão, không khí ẩm ướt kèm theo sấm sét dễ gây ra các sự cố về điện, làm hư hại thiết bị điện tử.

Vào những ngày mưa bão, hiện tượng sấm sét thường xuất hiện dày đặc, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm nghiêm trọng. Những tia sét với cường độ cực mạnh có thể đánh trúng nhà cửa, cây cối, cột điện… và dễ dàng gây chập cháy, hư hỏng hàng loạt thiết bị điện tử trong gia đình như tivi, tủ lạnh, máy tính, modem wifi, camera an ninh,… nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Thực tế đã ghi nhận không ít trường hợp thiệt hại nặng nề do sét đánh lan truyền qua đường dây điện, gây cháy nổ ổ cắm, làm hỏng bo mạch thiết bị và thậm chí đe dọa đến tính mạng người dùng. Chính vì vậy, việc trang bị kiến thức và các giải pháp bảo vệ thiết bị điện tử trong nhà trong mùa mưa bão là vô cùng cần thiết – không chỉ để bảo vệ tài sản, mà còn đảm bảo an toàn cho cả gia đình.

Bảo vệ thiết bị điện tử mùa mưa bão

Biện pháp đề phòng chung đầu tiên là lắp đặt các thiết bị chống sét như cột thu lôi, dây thu sét hoặc lưới thu sét để giảm thiểu các tai nạn như hư hỏng thiết bị, cháy nhà, thậm chí là chết người.

Khi có dấu hiệu mưa bão kèm sấm sét, cần kiểm tra lại tất cả các thiết bị điện trong nhà và ngay lập tức rút các nguồn điện chưa cần sử dụng. Máy tính, điện thoại đang sạc, TV, ấm siêu tốc… đều là những thiết bị rất dễ bị hư hỏng nếu bị sét đánh trúng, thậm chí có thể gây cháy nổ.

Các nguồn điện cung cấp cho các thiết bị được lắp đặt ngoài trời như bảng hiệu, biển quảng cáo cũng cần được tắt khi có sấm sét.

Ngoài sấm sét, ngập lụt cũng có thể gây hỏng hóc các thiết bị điện tử và nguy hiểm cho người sử dụng.

Ngoài sấm sét, ngập lụt cũng có thể gây hỏng hóc các thiết bị điện tử và nguy hiểm cho người sử dụng.

Khi mưa dông đến bất chợt và khó lường, cần chủ động và theo dõi để kịp thời xử lý. Do vậy, trước khi ra khỏi nhà, người dùng nên tắt tất cả thiết bị điện để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, mùa mưa bão hiện nay cũng rất dễ gây ra ngập lụt. Khi đó, các thiết bị điện sẽ hư hỏng, cháy nổ. Do đó, khi bắt đầu mùa mưa, người dùng nên lắp những thiết bị điện cao hơn mực nước thường ngập.

Các thiết bị như lò vi sóng, bếp điện… cần được đặt ở trên cao và khô thoáng. Nếu gặp phải tình trạng ẩm ướt, những vật dụng này sẽ bị ẩm mốc dẫn đến hỏng hóc.

Nếu các thiết bị điện trong nhà bị ngấm nước, người dùng cần lập tức ngắt nguồn điện và làm khô chúng, hoặc đem đến các các trung tâm uy tín để sửa. Không nên dùng tay ướt để điều khiển các thiết bị điện để tránh tai nạn xảy ra.

Đối với ăng-ten, đường dây điện thoại: Để hạn chế thiệt hại, cần nhanh chóng cắt nguồn cung cấp điện khi bắt đầu xảy ra dông bão. Ngoài ra, có thể trang bị các hộp bảo vệ sét đánh lan truyền cho đường dây điện thoại.

Đối với các thiết bị gia dụng như TV, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa: Rút tất cả nguồn điện của các thiết bị điện trong gia đình và tất cả thiết bị điện cần phải nối đất để tránh hiện tượng phóng điện do cảm ứng điện từ của sét.

Đối với máy tính, modem: Cần rút dây điện nguồn và cáp tín hiệu Internet ra khỏi modem, hoặc có thể mua thiết bị chống sét cho từng ngõ kết nối mạng với máy tính cá nhân.

Tắt nguồn điện điều hòa

Bật điều hòa khi giông bão tiềm ẩn rủi ro như sét đánh, tăng điện áp đột ngột, va đập gây hư hại cho thiết bị lẫn hệ thống điện trong nhà.

Trong mùa mưa bão, bạn nên tắt nguồn điều hòa để đảm bảo không hư hại đồ điện.

Trong mùa mưa bão, bạn nên tắt nguồn điều hòa để đảm bảo không hư hại đồ điện.

Ngay cả khi có hệ thống chống sét lan truyền, việc tiếp tục sử dụng điều hòa trong cơn bão vẫn là một rủi ro. Sét có thể đánh vào đường dây truyền tải, gây ra dòng điện tăng đột biến, làm cháy bo mạch, hư máy nén, bộ phận đắt tiền nhất trong hệ thống điều hòa.

Trước bão: Giảm nhiệt độ điều hòa vài độ để làm mát nhà trước khi phải tắt máy. Có thể che chắn dàn nóng bằng bạt hoặc ván ép để hạn chế mảnh vỡ va đập.

Sau bão: Kiểm tra tình trạng thiết bị, dọn sạch mảnh vỡ quanh dàn nóng. Nếu khu vực quanh máy bị ngập, nên gọi kỹ thuật viên kiểm tra trước khi bật lại để tránh chập điện hoặc cháy nổ.

Đóng chặt tất cả cửa sổ, cửa ra vào trong nhà

Mở cửa sổ không giúp cân bằng áp suất, mà đón gió đi vào nhà. Áp suất gió bên trong nhà đẩy lên mái nhà và ra ngoài các bức tường, làm tăng nguy cơ sập nhà, tốc mái.

Khi thiên tai như bão lũ ập đến, chúng ta thường cảm thấy lo sợ và cố gắng bảo vệ tài sản của mình. Một trong những quan niệm sai lầm mà nhiều người lầm tin là việc mở cửa sổ trong bão có thể ngăn ngừa ngôi nhà bị “nổ tung” do sự chênh lệch áp suất.

Nhà ở Việt Nam không chỉ đơn giản là những hộp rỗng, xung quanh trống trải, mà thường là nhà ống, xếp liền kề nhau hoặc chung cư.

Các chuyên gia khuyến cáo không nên mở cửa sổ khi bên ngoài đang có dông lốc, gió giật mạnh để đảm bảo an toàn.

Các chuyên gia khuyến cáo không nên mở cửa sổ khi bên ngoài đang có dông lốc, gió giật mạnh để đảm bảo an toàn.

Hành lang, tường và cửa ra vào tạo ra các rào cản bên trong ngăn gió lưu thông trong nhà. Khi gió đi vào qua cửa sổ mở, nó bị mắc kẹt tại các rào cản này và khiến áp suất phân bố không đều trong toàn bộ ngôi nhà, có thể làm yếu cấu trúc nhà và dễ bị sụp đổ hơn.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi cửa sổ được để mở hoặc bị vỡ bởi mảnh vỡ, gió đi vào nhà làm tăng áp suất bên trong lên mái nhà. Đồng thời, gió thổi qua mái nhà tạo ra một lực nâng như cánh máy bay. Các lực này kết hợp lại làm tăng nguy cơ tốc mái nhà.

Nếu mái nhà bị tốc giữa bão, tường của ngôi nhà trở nên dễ bị sụp đổ hơn nhiều. Bởi mái nhà giúp giữ cho các bức tường liên kết với nhau. Khi nó biến mất, các bức tường có nguy cơ đổ ra ngoài, khiến nó trông như thể ngôi nhà "nổ tung”.

Do đó, điều quan trọng nhất bạn có thể làm để bảo vệ ngôi nhà của mình trong cơn bão là giữ tất cả cửa sổ và cửa ra vào đóng chặt.

Thu Hương (t/h)

Nguồn Góc nhìn pháp lý: https://gocnhinphaply.nguoiduatin.vn/meo-song-con-cuu-do-dien-noi-that-trong-mua-mua-bao-voi-nhung-luu-y-don-gian-20260.html