Mẹo vặt nhà bếp cần biết cho ngày Tết
Thịt bò có cấu trúc cơ săn chắc và dai hơn thịt lợn, thịt gà nếu không biết cách trữ đông khi nấu dễ bị khô cứng. Chanh là một loại trái cây rất hữu ích khi sử dụng cho nhà bếp.
Mẹo bảo quản thịt bò tươi ngon dịp Tết
Chọn và sơ chế
Dấu hiệu nhận biết thịt bò tươi ngon là thịt màu đỏ tươi tự nhiên, mỡ màu vàng, thớ nhỏ mềm. Khi ấn vào thịt có độ đàn hồi, nếu thái mỏng thịt dính bám theo dao. Khi sờ bề mặt không quá mềm hay cứng, cũng không có mùi lạ.
Thịt bò mua về không cần rửa bởi nếu rửa không đúng cách, nguồn nước không đảm bảo có thể khiến vi khuẩn xâm nhập làm giảm chất lượng và thời gian. Nên dùng giấy thực phẩm hoặc khăn sạch đặt thịt bò lên thấm khô hoàn toàn.
Gia vị và nguyên liệu phụ trợ
Không ướp thịt bò với muối hay gia vị mặn bởi muối có tính tách nước, kéo các phân tử nước (chất dinh dưỡng) ở bên trong thịt ra ngoài vì thế thịt trở nên khô xác, dai cứng khi nấu.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên quết một lớp dầu ăn (với thịt bò để nguyên khối) hoặc ướp với thịt bò đã thái lát mỏng. Có thể ướp chút đường bởi trong khoa học ẩm thực đường có tính giữ nước, thêm vào đó đường không bị hòa tan trong môi trường lạnh vì thế khi rã đông thịt cũng nhanh hơn, không bị vón cục (với thịt bò đã thái).
Chia hộp và trữ đông
Tùy theo dự định mỗi món ăn mà để bò nguyên khối hoặc thái mỏng ngang thớ chia nhỏ vào các hộp tương đương mỗi bữa ăn. Với miếng bò nguyên khối nên gói vào giấy gói thực phẩm hoặc màng bọc thực phẩm rồi mới cho vào túi zip hoặc hộp trữ đông. Nếu làm nhiều có thể trữ đông hai lần (lần một để từng khối thịt đông lại, rồi lần 2 dồn chung vào một hộp để khi lấy dễ dàng hơn do các khối thịt đã tách nhau).
Với cách bảo quản này, thịt bò đảm bảo vẫn giữ được chất dinh dưỡng lại dễ lấy, rã đông cũng tiện lợi hơn. Khi nào ăn, lấy lượng phần thịt đủ dùng cho vào ngăn mát tủ lạnh rã đông tự nhiên và chế biến nhiều món ngon cho ngày Tết.
9 cách biến vỏ chanh thành nguyên liệu thần kỳ trong bếp
Vỏ chanh đông lạnh dành cho công thức nấu ăn
Hầu hết các công thức nấu ăn chỉ yêu cầu một lượng nhỏ vỏ chanh nên bạn có thể cảm thấy lãng phí khi không tận dụng hết phần còn sót lại. Trong trường hợp này, bạn hãy thử đông đá chúng để sử dụng sau.
Nếu bạn không có nhiều không gian trong tủ đông, hãy thử gọt vỏ chanh trước khi sử dụng, sau đó đông lạnh phần vỏ.
Bảo quản trong túi ziplock để dễ dàng bẻ miếng vỏ đông lạnh hơn. Nếu bạn vẫn gặp vấn đề, hãy dùng búa gõ nhẹ vào túi.
Vỏ chanh khô dùng để chế biến món ăn
Một cách khác để bảo quản vỏ chanh là phơi khô chúng. Bạn có thể thực hiện bằng cách cắt chúng thành dải, phơi khô trong 2-3 ngày hoặc đặt chúng vào lò nướng ở nhiệt độ 200°F (100°C) trong 25-30 phút.
Bảo quản thành phẩm trong lọ thủy tinh có dán nhãn và có thể sử dụng được đến ba năm. Vỏ chanh khô thường được sử dụng để tạo hương vị cho nhiều món ăn khác nhau, nhưng chúng sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi được dùng trong bánh trái cây và trà.
Làm món chanh đường
Để tự làm chanh đường tại nhà, bạn chỉ cần đong một ít đường cho vào hộp kín và gọt vỏ chanh ngay vào đó.
Dùng vỏ một quả chanh cho mỗi 2 đến 3 cốc đường và khuấy cho đến khi mọi thứ được trộn đều.
Đậy nắp hộp trong khoảng một giờ để dầu khô, sau đó đậy kín và bảo quản sẵn khi bạn cần.
Làm nước cốt chanh
Chọn một chiếc lọ có thể chứa ¾ vỏ chanh khi đóng gói và đặt vỏ vào bên trong. Đổ đầy bình bằng rượu vodka có nồng độ 80 đến 100% hoặc glycerin cấp thực phẩm, sau đó đậy nắp và lắc đều.
Đặt lọ của bạn vào tủ tối trong 4 đến 6 tuần để hương vị phát triển, lắc vài ngày một lần. Quá trình này có thể mất nhiều thời gian hơn nếu bạn sử dụng glycerin.
Khi chất lỏng đã đạt đến mức độ mà bạn thích, hãy lọc vỏ chanh và gạn chất lỏng vào chai sạch.
Làm muối tiêu chanh
Bạn có thể thực hiện bằng cách rắc vỏ của 5 quả chanh lớn lên khay nướng và thêm ⅓ cốc hạt tiêu đen nghiền nát.
Trải đều trên khay và nướng ở chế độ thấp nhất cho đến khi vỏ khô hoàn toàn.
Tiếp theo, cho hỗn hợp vào máy xay gia vị và xay nhuyễn cho đến khi đạt được độ đặc vừa phải rồi trộn với ¼ cốc muối. Lưu trữ trong hộp kín.
Làm chất tẩy rửa đa năng
Để làm chất tẩy rửa đa năng từ vỏ chanh còn sót lại, hãy thử trộn nó với giấm trắng. Đổ đầy vỏ chanh và giấm vào lọ thủy tinh, sau đó để trong hai tuần cho nấm phát triển.
Xả sạch vỏ và đổ giấm chanh vào một nửa chai xịt. Làm đầy phần còn lại bằng nước, lắc đều để trộn và bạn đã có sản phẩm làm sạch của riêng mình, được làm từ 100% nguyên liệu tự nhiên.
Làm mới ngôi nhà của bạn
Chanh có mùi thơm tuyệt vời, sạch sẽ và nếu bạn muốn ngôi nhà của mình thơm mùi cam quýt tươi mát, bạn có thể tận dụng vỏ chanh còn sót lại làm mùi hương tự nhiên cho căn phòng.
Chỉ cần đặt vỏ chanh vào những chiếc chậu nhỏ xung quanh nhà, không gian của bạn sẽ sớm tỏa mùi thơm như một vườn chanh ngập nắng.
Làm sạch bồn rửa và bồn tắm
Baking soda với vỏ chanh là một giải pháp làm sạch tự nhiên. Để có một phòng tắm sạch sẽ lấp lánh, hãy rắc một ít baking soda vào bồn rửa hoặc bồn tắm, rồi dùng mặt cắt của quả chanh chà sạch.
Hai thành phần này tạo ra phản ứng hóa học làm tan vết bẩn và vết nước, đồng thời làm cho bề mặt phòng tắm của bạn sáng bóng.
Loại bỏ mùi trên tay
Nếu bạn nấu ăn nhiều với tỏi hoặc hành, bạn sẽ biết việc khử mùi hôi trên tay khó đến mức nào. Tất cả những gì bạn cần làm là chà xát vỏ chanh lên tay, đặc biệt chú ý đến ngón tay và móng tay, bàn tay của bạn sẽ luôn thơm mùi chanh tươi.
Cách bảo quản thực phẩm ngày Tết an toàn
Để phục vụ những bữa ăn ngày Tết, nhiều người thường tích trữ thực phẩm để dự trữ và bảo quản trong tủ lạnh. Vậy bảo quản thực phẩm như nào để lâu và an toàn?
Bánh chưng
Bánh chưng chỉ cần để nơi khô thoáng, không bụi bặm, ẩm thấp là có thể giữ và dùng trong thời gian lâu hơn. Tuy nhiên, nếu thời tiết nóng thì có thể bảo quản vào ngăn mát tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần còn lại thì dùng màng che thực phẩm bao kín. Lưu ý khi lấy bánh trong tủ lạnh ra cần luộc, hấp lại hoặc rán trước khi ăn. Đối với các loại bánh bị mốc trắng, lên men mùi chua… tốt nhất là không nên ăn vì tất cả các thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố Aflatoxin.
Giò chả, thịt đông
Để bảo quản giò chả cần bỏ hết lớp vỏ gói bên ngoài, tránh để thức ăn đổ nhớt. Nên đậy bằng rổ có nhiều lỗ thoáng nhỏ, nhưng tránh hơi gió. Tốt nhất, nên dùng giò chả trong vòng 2 ngày, nếu chưa ăn kịp, nên luộc lại. Nếu muốn sử dụng ngay thì rã đông nhanh. Thịt nấu đông ăn với cơm nóng, chấm nước mắm nguyên chất với chanh ớt, ăn với dưa hành, dưa cải, củ kiệu… là món ăn được sử dụng trong ngày Tết và những ngày thông thường trong năm. Với món này, nên chia thành từng hộp nhỏ vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Dưa hành, củ kiệu
Khi cắt gốc, nhớ không cắt vào phần củ. Sau khi rửa để củ thật ráo nước, nếu không sẽ dễ bị hỏng, đun sôi thật kỹ nước ngâm. Lượng muối vừa đủ, không quá nhạt thì sẽ để được lâu và không nổi váng trên bề mặt. Có thể mang cả vại dưa hành ra phơi nắng, dưa sẽ giòn và bảo quản được lâu hơn. Nên dùng đũa sạch gắp dưa hành ra, rửa qua bằng nước sôi để nguội hoặc nước muối pha loãng, sau đó bóc vỏ ngoài, lấy phần dưa hành trắng nõn để ăn.
Các loại mứt
Các loại mứt thường chứa nhiều đường nên rất dễ bị chảy nước và nấm mốc. Muốn bảo quản mứt lâu hơn, chúng ta nên cho vào lọ hoặc túi nilon, phủ một lớp đường trắng lên trên (để hút ẩm bên trong) và gói kín lại. Khi ăn, chỉ nên lấy ra một lượng nhỏ, tránh dồn những phần mứt còn thừa trở lại túi hay lọ. Đối với loại thực phẩm này, bạn không nên cho vào tủ lạnh vì khi bỏ ra ngoài sẽ hút ẩm, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
Măng khô
Nếu muốn để lâu, cho măng vào nồi nước đun sôi khoảng 30 phút, để lửa nhỏ, đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già, rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước đun sôi để nguội ngâm dùng dần, cứ 2 - 3 ngày thay nước một lần. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chỉ nên ngâm từng ít một, ăn trong 2 - 3 ngày, hết lại nấu tiếp để dùng.
Rau, củ, quả
Rau, củ, quả sau khi mua về, nhặt bỏ những phần bị héo úa, rửa sạch, để ráo nước và cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Chúng ta có thể bọc lại bằng giấy báo hoặc túi nilon để giữ cho thực phẩm không bị mất nước và tươi lâu hơn. Đối với các loại rau, củ, quả như bắp cải, cải thảo, cà chua, cà rốt, khoai tây… sau khi mua về, các bạn có thể để ở nơi thoáng mát chứ không nhất thiết phải cho vào tủ lạnh. Đối với cách này, không cần phải rửa trước mà chỉ khi nào chế biến mới cần rửa.
Thực phẩm tươi sống
Thịt, cá tươi sống khi mua về cần được bảo quản ở ngăn đá để có thể giữ được lâu ngày. Cần làm sạch trước khi cho những thực phẩm này vào hộp, túi nilon, sau đó buộc kín và cất vào ngăn đá. Khi cần chế biến món ăn nào thì lấy ra rã đông và sử dụng. Sau khi rã đông, thức ăn cần nấu hết.
Thực phẩm đã nấu chín
Các loại thực phẩm sau khi đã nấu chín, nếu muốn bảo quản phải để nguội rồi mới cho vào tủ lạnh. Nguyên nhân là do nếu cho thức ăn còn nóng vào tủ lạnh sẽ làm thức ăn bị biến chất, ngưng đọng hơi nước, gây hại đến các thực phẩm khác và tác động không tốt cho sức khỏe khi ăn. Nên cho vào hộp kín và đậy nắp lại để tránh bị ảnh hưởng từ các thực phẩm sống. Thức ăn được lấy ra ở trong tủ lạnh chỉ sử dụng một lần cho bữa sau.
Nguồn Phụ nữ: https://phunu.nld.com.vn/meo-vat-nha-bep-can-biet-cho-ngay-tet-196240205115230243.htm